Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế

sáng 5/11, quốc hội làm việc tại hội trường dưới sự điều hành của phó chủ tịch quốc hội nguyễn đức kiên nghe và thảo luận về hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007.
 
báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư do bộ trưởng võ hồng phúc trình bày về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007 đánh giá: nhìn chung, các văn bản luật pháp trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng đã được ban hành kịp thời, bổ sung ngày càng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, hiệu lực pháp lý cao hơn và phù hợp với thực tế hơn. các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư được ban hành đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng. chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các luật xây dựng, đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp. đồng thời các bộ, ngành đã rà soát bãi bỏ các văn bản chồng chéo, văn bản không còn hiệu lực…
 
về qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến đầu năm 2008 đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 của 6 vùng; xây dựng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế; xây dựng quy hoạch phát triển các dải ven biển; xây dựng quy hoạch hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu cả nước; 58 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020.
 
một số kết quả thực hiện đầu tư xây dựng ở một số bộ, ngành và địa phương. về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn (phần do trung ương quản lý), từ năm 2005-2007, vốn đầu tư ngân sách nhà nước giao cho bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (bao gồm cả bộ thủy sản cũ) là 6.587 tỷ đồng. khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2005-2007 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch vốn, do nguồn vốn ngoài nước đã giải ngân vượt kế hoạch được giao. số dự án đầu tư trong giai đoạn 2005-2007 là 307 dự án, hoàn thành khoảng 200 dự án, chiếm 65% dự án triển khai, trong đó: 95 dự án thủy lợi, 46 dự án nông nghiệp, 9 dự án lâm nghiệp, 20 dự án thủy sản, 13 dự án khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. trong lĩnh vực giao thông vận tải (phần do trung ương quản lý): trong 3 năm 2005-2007, vốn đầu tư ngân sách nhà nước giao cho bộ giao thông vận tải khoảng 20.000 tỷ đồng (gồm cả vốn oda) và vốn trái phiếu chính phủ khoảng 33 nghìn tỷ đồng; đã triển khai thực hiện và hoàn thành nhiều công trình đưa vào khai thác sử dụng, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, vận tải hàng hóa, hành khách, cải thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. nhờ tập trung đầu tư như trên, năng lực của ngành đã tăng lên đáng kể: nâng cấp, cải tạo, làm mới gần 3.000 km đường quốc lộ, trên 35.000 m cầu, 5.600 m cầu cảng biển, tăng thêm năng lực thông qua cảng biển là 24 triệu tấn/năm; các tuyến đường sắt tiếp tục được nâng cấp; nhiều hạng mục công trình của các cảng hàng không được nâng cấp và xây dựng mới, năng lực thông qua cảng hàng không tăng 10,5 triệu hành khách/năm. đối với xây dựng hệ thống bệnh viện đa khoa tuyến huyện nhu cầu vốn đầu tư (theo đề án 225) là 8.350 tỷ đồng. tập trung đầu tư 387 bệnh viện đa khoa huyện và 9 bệnh viện đa khoa khu vực từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn oda. theo báo cáo của bộ y tế, đã có khoảng 250 bệnh viện đang được đầu tư. tổng vốn đầu tư từ tất cả các nguồn trong 3 năm ước đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. chương trình kiên cố hóa trường lớp học (giai đoạn 1 theo quyết định 159/qđ-ttg). vốn thực hiện chương trình là 9.310 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương huy động từ công trái giáo dục là 5.336 tỷ đồng, ngân sách địa phương 3.174 tỷ đồng, nguồn vốn khác 913 tỷ đồng. số vốn đã giải ngân là 4.882 tỷ đồng, đạt 93,5% tổng số vốn trung ương đã hỗ trợ cho địa phương. sau hơn 4 năm thực hiện chương trình đã xây dựng mới và kiên cố được 74.216 phòng học, trong đó có hơn 67.053 phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng có đủ bàn, ghế, bảng, đèn điện chiếu sáng. thực hiện được mục tiêu xoá bỏ các lớp học 3 ca và thanh toán những phòng học tạm thời tranh tre nứa lá. chất lượng giáo dục được nâng dần, góp phần thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông theo nghị quyết 40 của quốc hội khoá x.
 
việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các địa phương đã tập trung bố trí vốn cho các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
 
báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành địa phương từ năm 2005 đến năm 2007 do chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của quốc hội hà văn hiền trình bày nhận định: nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản (xdcb); vấn đề quản lý các dự án đầu tư; việc ban hành và tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu cũng như các cơ chế, chính sách phát triển đô thị đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa, dân trí. nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư xdcb đã đóng vai trò rất quan trọng và có tính chủ đạo trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. nhiều công trình qui mô lớn, các cơ sở dịch vụ công ích, nhiều khu kinh tế, khu đô thị mới đã được hình thành. giai đoạn 2005-2007, tổng vốn đầu tư xdcb từ ngân sách nhà nước là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nsnn do địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng . tổng số vốn trái phiếu chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) đã được giải ngân là 4.876 triệu usd. tính đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu usd , vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng.
 
bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, công tác đầu tư xdcb sử dụng vốn nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, làm ảnh hưởng tới tốc độ và chất lượng phát triển kinh tế-xã hội. đặc biệt, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (đường giao thông, cảng biển, bệnh viện tại các thành phố lớn…) quá tải, thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt. trong khi đó, tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án thấp, còn thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn khác. tình trạng bố trí vốn dàn trải, đầu tư thiếu đồng bộ vẫn còn khá phổ biến . công tác lập quy hoạch, kế hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án tại một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt, công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán của nhiều đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu, các dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện có xu hướng tăng lên. vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật về đầu tư xdcb, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông… gây bức xúc trong nhân dân.
 
thảo luận về nội dung này, đa số các đại biểu bày tỏ sự nhất trí với những nội dung trong báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007 đã được trình bày trước quốc hội.
 
đại biểu nguyễn văn hợp (hải dương) đề nghị các cơ quan hữu quan sớm hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch. nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch; trong đó tập trung đầu tư cho công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm sự phối hợp liên ngành trong công tác này. trong quy hoạch cần sự thống nhất giữa quy hoạch của địa phương với quy hoạch vùng miền, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển của cả nước, tránh sự cục bộ, bản địa. đại biểu đề nghị cần có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm trong từng khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn của nhà nước. cùng với đề nghị chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách, chương trình mục tiêu đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục- đào tạo, y tế, đại biểu triệu thị bình (yên bái) nêu giải pháp phân cấp cho địa phương lựa chọn hạng mục đầu tư cho hợp lý với nhu cầu của địa phương, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo… gây lãng phí. các văn bản hưởng dẫn thi hành trong lĩnh vực này cần đồng bộ, đơn giản, dễ hiểu. đại biểu nguyễn thị thanh huyền (phú thọ) cho rằng công tác thanh tra, giám sát trong thời gian qua tuy đã được tăng cường nhưng mới chú trọng vào giai đoạn thực hiện đầu tư mà chưa quan tâm tới giai đoạn quyết định đầu tư. việc xử lý những cơ quan, đơn vị ra quyết định đầu tư sai còn chưa nghiêm. đại biểu đề nghị chính phủ và các bộ, ngành cần tập trung, giám sát ngay từ khâu quyết định đầu tư, hạn chế tình trạng đầu tư sai. công tác quy hoạch chưa được coi trọng, đây là một trong những nguyên nhân gây đầu tư kém hiệu quả (ví dụ như quy hoạch khu trung cư thiếu nhiều thiết chế khác như nơi vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện… dẫn tới xây dựng xong bỏ không). đại biểu đề xuất chính phủ cần quan tâm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất; ở cấp quốc gia quy hoạch do chính phủ quản lý, còn các ngành trung ương có trách nhiệm phối hợp với nhau không để tình trạng mạnh ai nấy làm quy hoạch. đại biểu nguyễn thị khá (trà vinh) đề nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất ở một số lĩnh vực. nâng cao tính pháp lý công tác quy hoạch, cơ cấu quy hoạch hợp lý gắn quy hoạch với sự phát triển xã hội vùng miền và quá trình đô thị hoá. đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý, quan tâm đầu tư tới công trình quốc kế dân sinh, hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân như giao thông, điện, trường học…
chiều nay, các đại biểu quốc hội tiếp tục thảo luận nội dung này tại hội trường./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *