Lâm Đồng: Cần bảo vệ di tích quốc gia ga Đà Lạt

ga đà lạt, công trình kiến trúc pháp nổi tiếng ở lâm đồng, được xếp hạng di tích văn hóa quốc gia từ 2001, mỗi năm thu hút hàng chục nghìn du khách – nhất là du khách ngoại quốc đến tham quan hiện đang trong tình trạng nhếch nhác, điêu tàn. điều đáng buồn là chính ngành đường sắt – cơ quan chủ quản đang góp phần làm xuống cấp nghiêm trọng di tích này.

“linh hồn” của công trình kiến trúc pháp nổi tiếng bậc nhất ở thành phố đà lạt hiện chỉ còn lại phần mặt tiền của nhà ga mang hình một chiếc đầu máy và 3 chóp mái biểu tượng của sự hòa hợp kiến trúc lãng mạn phương tây với đặc trưng mái nhà rông bản địa của kiến trúc tây nguyên. toàn bộ phần sau của tổng thể kiến trúc và khuôn viên ga đà lạt thực sự đã trong tình trạng nhếch nhác, điêu tàn. cỏ dại và cây bụi ngập tràn hai bên đường ray, khuôn viên nhà ga bị người dân lấn chiếm gần 4.600 mét vuông từ trước năm 1993 và diện tích này đến nay vẫn chưa thu hồi được mặc dù ngành đường sắt đã nhiều lần đề nghị thu hồi. không những bị dân lấn chiếm, ga đà lạt còn làm văn bản “ tình nguyện ” đề nghị tỉnh thu hồi 2.289 mét vuông thuộc khu tập thể công nhân viên đường sắt hiện tại giao cho ubnd thành phố đà lạt quản lý với động cơ là để thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ cán bộ, công nhân viên trong ngành đang tạm cư ở đây. đề nghị này đã bị ubnd tỉnh lâm đồng bác bỏ vì vi phạm luật di sản văn hóa.

trong khuôn viên tràn ngập cỏ dại, bùn nước và rác, hai khu đề pô (nhà sửa chữa đầu máy, toa xe ) cũng được lãnh đạo ga đà lạt cho tư nhân thuê làm kho chứa vật liệu xây dựng và buôn bán gốm sứ. sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, khai thác và bảo vệ danh thắng quốc gia của ga đà lạt thể hiện rõ trong thời gian dài. bằng chứng không chỉ dừng lại ở việc thiếu đầu tư, tôn tạo công trình mà còn khai thác không đúng mục đích. ví dụ ngay cửa vào ga ở mặt tiền công trình, một căn phòng chính và đẹp nhất trong các phòng chờ cũ đã được cho thuê bán hàng.

di tích kiến trúc ga đà lạt là điểm cuối và là điểm còn khá nguyên vẹn duy nhất trong tuyến đường sắt tháp chàm – đà lạt. đây là tuyến đường sắt có đoạn ray răng cưa độc nhất vô nhị ở việt nam nhưng đã bị tháo dỡ và phá tan hoang từ năm 1987. tháng 8/2007, bộ giao thông vận tải đã quyết định đưa dự án phục hồi tuyến đường này vào danh mục đầu tư theo hình thức bot (dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng ). đừng để nhà nước lại mất thêm tiền vì sự xuống cấp không đáng có của một di tích quốc gia như ga đà lạt./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *