Phát hiện di tích người nguyên thủy ở Cao Bằng

ngày 24/10, tiến sĩ trình năng chung, viện khảo cổ học cho biết: trong đợt khai quật từ giữa tháng 10 đến nay, đoàn đã phát hiện dấu tích của người nguyên thủy cách nay khoảng 7.000 – 8.000 năm tại hang ngườm vài, thuộc dãy núi pù cà, bản gải, xã cần yên, huyện thông nông, tỉnh cao bằng. đây là phát hiện quan trọng, đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu người tiền sử ở nước ta.

dấu tích của người tiền sử tìm thấy ở mọi nơi trong hang, tập trung chính tại khu vực gần ngoài cửa hang. các nhà khảo cổ học đã thu được hơn 400 di vật khảo cổ chủ yếu là đá như cuốc, rìu, dao, nạo cắt, chày nghiền, mảnh tước… đặc biệt nhất là tìm thấy mảnh sọ và răng người trong lớp văn hóa chứa công cụ mài. dấu tích của bếp nguyên thủy với tầng than tro cùng những vỏ nhuyễn thể và xương răng động vật có vết nướng cháy vứt bỏ vương vãi. đặc trưng nổi bật của người nguyên thủy là việc sử dụng những hòn đá cuội và những mảnh cuội lớn để chế tác công cụ với kỹ thuật khá thành thục. những bàn mài lõm và rìu mài lưỡi là bằng chứng thuyết phục về sự đổi mới mang tính cách mạng trong kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ lên mài. những chiếc chày nghiền và bàn nghiền chứng tỏ việc gia công chế biến thức ăn từ hoa quả và cây củ của cư dân cổ ở đây. đáng chú ý là việc tìm thấy một viên đá thạch anh có hình thù rất đẹp có lẽ được người nguyên thủy lấy về làm đồ trang sức cho thấy đời sống tinh thần của người nguyên thủy ngườm vài đã khá phong phú. ở khu vực giữa hang có những khối đá lớn rơi từ trần hang xuống đè lên một phần di chỉ cư trú cho thấy người nguyên thủy ở đây sinh sống trong điều kiện vẫn có những chấn động lớn của kiến tạo tự nhiên.

ngườm vài là địa điểm cư trú của người tiền sử thuộc hệ thống văn hóa hòa bình – bắc sơn. di tích này dự kiến sẽ được khai quật lớn trong thời gian tới vì hang có diện tích rộng khoảng 500 m2./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *