Lão nông làm gỗ lũa

như bao người dân có khát vọng làm giàu, ông nguyễn thanh tòng ở thôn an ngãi tây ii (xã hoà sơn, huyện hoà vang, tp đà nẵng) chọn cách khai hoang, phát triển trang trại để làm giàu. tuy nhiên, sự tình cờ và niềm đam mê đã “dẫn đường” cho ông thêm một hướng mới: tạo các tác phẩm điêu khắc từ đá và gỗ lũa.
 
lão nông làm gỗ lũa
ông nguyễn thanh tòng ngắm tác phẩm hiv/aids vừa hoàn thành.
 
trong lúc khai hoang làm đồng, ông để ý đến những tảng đá đẹp, mang nhiều dáng dấp; những mẩu gỗ mục đã bị nước bào mòn chỉ còn lõi (gỗ lũa) trôi về tấp ở hai bên bờ suối. ban đầu vì thích mà ông gom nhặt về, nhưng chỉ chất đầy góc nhà chứ chưa có ý tưởng gì. sau này mỗi khi rảnh rỗi ông lại mang chúng ra ngắm, chỉnh chỗ này, gọt chỗ kia, nhưng cũng tuỳ theo dáng dấp của gỗ, đá mà ông chế tác hoặc giữ nguyên, và không quên đặt tên cho sản phẩm. tích cóp dần, hiện “kho tàng nghệ thuật” của ông đã lên đến 200 tác phẩm, chật kín cả ngôi nhà cổ. những tác phẩm như: “hổ nhớ rừng”, “hà mã – khủng long”… được ông ưa chuộng hơn cả bởi theo ông chúng có vẻ đẹp tự nhiên, gần như nguyên bản, ông chỉ gọt giũa cho mềm mại và làm bóng. những tác phẩm không chỉ mang tính thẩm mỹ, độc đáo mà có tính giáo dục cao như: “cái nết đánh chết cái đẹp”, “hiv/aids”… đặc biệt, ông dày công sáng tác khoảng 30 tác phẩm từ gốc và rễ tre với những tác phẩm như: mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, con công hay múa, mèo mickey, chuột donal… điều lý thú là qua bàn tay tài hoa của ông, các chú mục đồng ngồi trên lưng trâu có thể xoay tứ hướng, các đầu trâu, mèo, chuột có thể quay qua quay lại… rất hấp dẫn, nhất là với các cháu thiếu niên nhi đồng. mọi người cho ông là “lẩn thẩn” vì ông thường ngồi trầm lặng rất lâu trước mỗi tác phẩm, nhưng với ông chúng không phải là vật vô tri mà mang sinh khí, tâm hồn, là người bạn tâm giao. “hình như chúng biết nói, biết cười, biết cả suy tư”- ông tòng trầm tư nói.
 
“mục đích ban đầu của tôi là lập trang trại kiếm kế sinh nhai, nhưng giờ đây, những khoản lợi từ vườn, ao còn giúp tôi có điều kiện thăng hoa trong nghệ thuật” – ông tòng tâm sự. thời gian qua, ông chưa bán bất kỳ một tác phẩm nào dù có năm mất mùa, cả nhà phải ăn sắn, ăn khoai. thế nhưng lại rộng lòng biếu, tặng những người tri kỷ, hiểu và yêu mến tác phẩm của ông. mỗi ngày người ta vẫn thấy ông tha thẩn nhặt nhạnh, tay búa, tay đục, hì hục suốt ngày. lòng đam mê nghệ thuật của ông đã ăn sâu vào máu thịt, hơi thở. điều đặc biệt là rất nhiều người hiểu niềm đam mê của ông, họ muốn giúp ông quảng bá, phát triển sản phẩm, ví như có những khách thăm quan đề nghị giúp ông quản lý, lập catalogue đưa lên internet cho mọi người cùng chiêm ngưỡng, hoặc có mua bán, trao đổi cũng thuận tiện. nhưng ông cũng từ chối khéo, bởi với ông, nghệ thuật đích thực xuất phát từ cái tâm của người nghệ sĩ. “tôi không có ý định giữ mãi những tác phẩm này cho riêng mình, sẽ có ngày tôi tặng lại những người tâm huyết hoặc cũng bán chúng như bao sản phẩm thương mại khác. nhưng điều đó chỉ xảy ra khi tôi biết rõ tác phẩm của mình được sử dụng vào mục đích gì. nếu vào tay những người biết trân trọng, nó sẽ sống mãi, còn ngược lại, nó cũng như bao khúc gỗ mục mà thôi” – ông tâm sự.
 
điều đáng nói là “nghệ nhân chân đất” này chưa hề qua trường lớp điêu khắc, chạm trổ nào cả, ông sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú và một niềm đam mê hiếm có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *