Lúc “thái lai” hãy nghĩ hồi “bĩ cực”

không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng nhà nước (nhnn) hôm 17/11 lại có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo về tình hình cho vay bất động sản (bđs) hiện nay và phải gửi báo cáo chậm nhất sau 4 ngày (21/11). nội dung của văn bản này cũng khá cụ thể và quyết liệt: yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thống kê đầy đủ tình hình cho vay đối với các dự án đầu tư bđs đang dở dang đến 31/10 và đánh giá rủi ro các khoản cho vay đầu tư kinh doanh bđs hiện nay và các giải pháp trong thời gian tới; dự kiến tỷ lệ nợ xấu đến 31/12 và 6 tháng đầu năm 2009.

thế nhưng, trước đó, trên diễn đàn qh, khi trả lời chất vấn, chính thống đốc nguyễn văn giàu đã cho biết, dư nợ cho vay bđs toàn hệ thống hiện vào khoảng 115 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 9,15% tổng dư nợ. 73,9% số dư nợ này tập trung tại địa bàn hà nội và tp.hcm. dư nợ cho vay bđs tại tp. hcm đến đầu tháng 11/2008 là 61.200 tỷ đồng, của hà nội là 23.796 tỷ đồng. tỷ lệ nợ xấu, theo ông giàu, hiện ở mức thấp. 

thực tế cho thấy, suốt một thời gian dài, cơn sốt bđs đã đẩy giá nhà đất trên thị trường lên cao chót vót, các doanh nghiệp kinh doanh bđs cũng theo đó bùng phát với nhan nhản dự án chào mời. nhiều “gương mặt” sáng cũng sinh ra từ đó.

song thị trường có quy luật của nó, giờ đây, không ít doanh nghiệp kinh doanh bđs và đối tác của họ là các ngân hàng thương mại đứng đằng sau, đang phải đứng ngồi không yên khi cả ngàn tỷ đồng “đắp chiếu” nằm đó. vốn không sinh sôi nữa, lãi suất phải trả đang lù lù phía sau. con số nợ xấu của các ngân hàng thương mại cũng lớn dần theo. và đến thời điểm này, sau một thời gian dài bội thu với giá bđs ngất ngưởng, các doanh nghiệp bắt đầu “kêu” các bộ, ngành huy động thành lập một quỹ chung từ 50.000 – 100.000 tỷ đồng để “giải cứu”.

một câu hỏi ngược đặt ra là, khi thị trường bđs lên cơn sốt kéo dài, lợi nhuận ùn ùn thu về, sao người ta không nghĩ đến việc trích một phần lãi ấy để thành lập quỹ chung phòng ngừa rủi ro cho thị trường sau này? hoặc những kịch bản “xử lý khủng hoảng” nếu được đưa ra từ trước thì đâu bây giờ cả ngân hàng và các nhà đầu tư đã không phải ôm những khoản nợ xấu như thế. 

vẫn biết thị trường bđs có vai trò quan trọng trong nền kinh tế; thị trường có lúc thăng, lúc trầm. song trong những khi phồn thịnh cũng cần phải toan tính cho khi “bĩ cực”. rồi đây, với các chính sách vĩ mô, chắc chắn nhà nước sẽ có những điều chỉnh cần thiết để thị trường bđs đi đúng quỹ đạo của nó và có lợi nhất cho nền kinh tế. nhưng nhìn lại những diễn biến thời gian qua lại thấy, sự điều chỉnh, tiếc thay, còn quá chậm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *