Năm 2050 đô thị Việt Nam sẽ phát triển mạnh theo mô hình mạng lưới đô thị

đề án “điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị việt nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” vừa được bộ xây dựng hoàn chỉnh và trình chính phủ

năm 2050 đô thị việt nam sẽ phát triển mạnh theo mô hình mạng lưới đô thị

theo đó, mục tiêu sẽ phát triển hệ thống đô thị việt nam bền vững; đảm bảo chất lượng sống của người dân đô thị ngày được nâng cao; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường sống trong sạch, an toàn; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, khu vực và quốc tế; đồng thời, đến năm 2050 đô thị việt nam phát triển mạnh theo mô hình mạng lưới đô thị.

năm 2025, dự báo tổng số đô thị cả nước khoảng gần 1.000 đô thị. trong đó, đô thị từ loại i đến đặc biệt là 17 đô thị (3 đô thị loại đặc biệt là thủ đô hà nội, tp.hcm và đà nẵng); đô thị loại ii là 20 đô thị; đô thị loại iii là 81 đô thị; đô thị loại iv là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại v… ngoài ra có thêm một số khu đô thị mới (kđtm) và khu kinh tế (kkt).

thực tế cho thấy, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở nước ta đang còn những bất cập, hạn chế cần phải giải quyết, khắc phục trong thời gian tới như:

– tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. năng lực quản lý đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế.

– sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị.

– nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế.

– hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; tỷ lệ đất giao thông trong các đô thị còn thấp, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị.

– bên cạnh các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm, phát triển vùng ven đô, liên kết đô thị – nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên các đô thị việt nam còn đang đứng trước nhiều thách thức mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị; biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *