Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20-10-2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi

chính phủ

 

căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

căn cứ luật tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

 

căn cứ luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; 

 

căn cứ luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

 

căn cứ luật điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004;

 

căn cứ pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

 

xét đề nghị của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường,

 

 nghị định:

 

 chương i

 

những quy định chung

 

điều 1. phạm vi áp dụng

 

nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi (sau đây gọi chung là hồ chứa).

 

điều 2. đối tượng áp dụng

 

nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.

 

điều 3. giải thích từ ngữ

 

trong nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

1. “hành lang bảo vệ hồ chứa” là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh (đối với hồ chứa quan trọng quốc gia) hoặc bằng cao trình đỉnh đập (đối với hồ chứa khác) đến đường biên giải phóng lòng hồ.

 

2. “vùng lòng hồ” là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa.

 

3. “hệ thống hồ chứa” là hệ thống bao gồm nhiều hồ chứa trên một dòng sông hoặc trên một hệ thống sông liên quan với nhau về mặt khai thác, sử dụng tài nguyên nước; điều tiết dòng chảy sông; phòng, chống tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông.

 

4. “bậc thang các hồ chứa” là hệ thống hồ chứa trên sông được bố trí thành bậc thang trên dòng chính hoặc trên dòng nhánh.

 

5. “dòng chảy tối thiểu” là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.

 

điều 4. nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa

 

1. việc xây dựng hồ chứa phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

2. tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải được khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, không chia cắt theo địa giới hành chính. bảo vệ tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế, pháp luật và tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư vùng hồ chứa.

 

3. việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu, không ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ chứa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ chứa.

 

4. quy hoạch, xây dựng các công trình, thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải không gây thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ chứa và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

điều 5. các hành vi bị cấm trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ

 

1. các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi trường hồ chứa.

 

2. hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình liên quan của hồ chứa, làm  tổn hại đến nguồn nước hồ chứa, không bảo đảm an toàn và tính bền vững của hồ chứa.

 

3. lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở không theo quy hoạch; đổ đất đá, cát sỏi, chất thải rắn; nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường vào hồ chứa.

 

4. khai thác các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang cư trú trong vùng hồ; nuôi trồng các động, thực vật lạ không rõ nguồn gốc, xâm hại nghiêm trọng đến hệ động, thực vật vùng hồ.

 

chương ii

 

bảo vệ, khai thác, sử dụng  tài nguyên
và môi trường hồ chứa

 

điều 6. lập hành lang bảo vệ hồ chứa

 

chủ đập có trách nhiệm:

 

1. chủ trì, phối hợp với sở tài nguyên và môi trường, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa phê duyệt.

 

2. chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa được phê duyệt.

 

3. bàn giao mốc giới cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ; đối với các hồ chứa xây dựng mới, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trước ngày hồ chứa được chính thức đưa vào vận hành khai thác; đối với các hồ chứa đang hoạt động, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trong vòng 01 năm, kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

4. trường hợp hành lang bảo vệ hồ chứa, vùng lòng hồ bị lấn, bị chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý theo quy định.

 

điều 7. khai thác tài nguyên đất trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ

 

1. khai thác tài nguyên đất phải theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 

2. quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, các tài nguyên khác và bảo vệ môi trường, không gây tác động xấu đến hoạt động của hồ chứa.

 

3. phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải thể hiện rõ diện tích đất chuyển sang phát triển rừng, diện tích đất cần thu hồi để trả lại lòng hồ, diện tích đất được trồng cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ, không ảnh hưởng đến tích nước vào hồ, không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy chế khai thác, nuôi trồng thủy sản.

 

4. phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư các xã ven hồ và chủ đập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng.

 

5. quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chậm nhất là 30 ngày phải được niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình hồ chứa để nhân dân biết, thực hiện.

 

điều 8. khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường hồ chứa

 

1. việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của hồ chứa; tuân thủ các quy định về kỹ thuật của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các đặc trưng kỹ thuật của hồ chứa, không làm cản trở lớn đến dòng chảy đến hồ.

 

2. ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng, khai thác tài nguyên và môi trường theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

 

3. tùy theo mức độ ảnh hưởng đến sự an toàn, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của hồ chứa, công trình đã xây dựng trong hành lang bảo vệ hồ chứa phải tháo dỡ, di chuyển hoặc xem xét cho tiếp tục sử dụng, nhưng phải tuân theo yêu cầu về kỹ thuật, được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 

4. các hoạt động sau đây trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ (trừ các quy định tại khoản 5 điều này) chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật:

 

a) xây dựng công trình mới;

 

b) xả nước thải vào nguồn nước hồ chứa;

 

c) khai thác, sử dụng tài nguyên nước hồ chứa;

 

d) khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất, khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;

 

đ) trồng cây lâu năm;

 

e) các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;

 

g) các hoạt động của xe cơ giới (trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dùng cho người tàn tật);

 

h) xây dựng kho, bãi; cảng bến xếp dỡ hàng hóa và trả khách; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

 

i) xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;

 

k) chôn, lấp phế thải, chất thải;

 

l) nổ mìn và các hoạt động gây nổ không hại khác;

 

m) xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.

 

5. cấm các hoạt động sau đây trong vùng lòng hồ:

 

a) xây dựng nhà ở, khu dân cư;

 

b) xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào đắp bờ bao nuôi trồng thủy sản;

 

c) chôn, lấp phế thải, chất thải;

 

d) nổ mìn và các hoạt động nổ gây hại khác.

 

điều 9. điều tiết nước hồ chứa

 

1. quy trình vận hành hồ chứa phải được lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước hồ chứa, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của hồ chứa theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du hồ chứa, khai thác tổng hợp tài nguyên, môi trường hồ chứa, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa, không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ và có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu; phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

2. chủ đập có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn bằng nguồn kinh phí của mình phục vụ yêu cầu bảo vệ, quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho bộ quản lý chuyên ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.

 

3. hàng năm, chủ đập có trách nhiệm lập kế hoạch điều tiết nước hồ chứa và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho ủy ban nhân dân các cấp nơi có hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân và môi trường.

 

4. kế hoạch điều tiết nước hồ chứa được lập trên cơ sở quy trình vận hành hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế.

 

5. trường hợp cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương không nhất trí với kế hoạch điều tiết nước hồ chứa thì có thể kiến nghị với chủ đập và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch điều tiết nước hồ chứa.

 

điều 10. nghĩa vụ tài chính khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường hồ chứa

 

1. các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước hồ chứa để phát điện, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác về nước phải trả tiền sử dụng nước, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.

 

2. các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên đất, các tài nguyên khác vùng lòng hồ; xả nước thải, chất thải vào hồ chứa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

 

chương iii

 

trách nhiệm quản lý bảo vệ, khai thác,
sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa

 

điều 11. trách nhiệm của chính phủ, các bộ, ngành, địa phương

 

1. chính phủ thống nhất quản lý tài nguyên và môi trường các hồ chứa trong phạm vi cả nước.

 

2. thủ tướng chính phủ chỉ đạo việc điều tiết nước liên hồ chứa đối với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông.

 

3. bộ tài nguyên và môi trường, bộ công thương, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ, ngành và các địa phương liên quan chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các hồ chứa theo sự phân cấp của chính phủ.

 

điều 12. trách nhiệm của bộ tài nguyên và môi trường

 

1. trình chính phủ, thủ tướng chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.

 

2. chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy định về dòng chảy tối thiểu ở hạ du các hồ chứa và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

 

3. chỉ đạo xây dựng, quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn.

 

4. tổng hợp, xác định nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế ở hạ du và giám sát việc bảo đảm thông tin, dữ liệu, dự báo khí tượng thủy văn và tài nguyên nước đến các hồ chứa lớn. 

 

5. chủ trì, phối hợp với bộ công thương, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn lập kế hoạch điều tiết nước liên hồ chứa đối với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia trình thủ tướng chính phủ quyết định khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông,

 

6. trình thủ tướng chính phủ phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa.

 

7. chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư liên quan xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã xác định trong danh mục nêu tại khoản 6 điều này. trình thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt quy trình khi được ủy quyền. 

 

8. hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa.

 

điều 13. trách nhiệm của bộ công thương, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

1. ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm sử dụng tài nguyên hồ chứa tiết kiệm, đa mục tiêu, bảo vệ cảnh quan, môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

 

2. chỉ đạo xây dựng, phối hợp với bộ tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành và các địa phương liên quan thẩm định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phê duyệt theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc trình thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật.

 

3. chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch điều tiết nước hồ chứa; chỉ đạo việc điều tiết nước các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông.

 

4. chỉ đạo, quản lý, cấp phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác tài nguyên hồ chứa theo thẩm quyền.

 

5. phối hợp với bộ tài nguyên và môi trường trong việc xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn.

 

6. phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có hồ chứa kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PT Magazine bởi ProDesigns