Người thay đổi bộ mặt kinh đô ánh sáng

du khách đến thủ đô paris tráng lệ của nước pháp chắc chắn sẽ không khỏi trầm trồ khi ngắm quảng trường lớn bao quanh khải hoàn môn mang tên quảng trường ngôi sao (nay là quảng trường charles de gaulle), từ đó tỏa ra những đại lộ lớn như những cánh sao đã làm cho paris trở thành một trong những đô thành đẹp nhất thế giới. một trong những đại lộ lộng lẫy ấy mang tên haussmann, người có công đầu trong việc biến paris từ một đô thị trung cổ thành đô thị hiện đại kể từ giữa thế kỷ xix.

người thay đổi bộ mặt kinh đô ánh sáng

nam tước georges – eugene haussmann (sinh năm 1809) từng nổi tiếng là nhà quản lý giỏi tại một số tỉnh, đặc biệt là tại bordeaux, đã được hoàng đế louis napoleon (tức napoleon iii) bổ nhiệm làm tỉnh trưởng tỉnh seine (trong đó có paris) vào tháng 6/1853. sau cuộc cách mạng 1848, napoleon iii muốn biến cải paris thành một đô thành tráng lệ, nhằm phô trương quyền lực và thành tích của mình với tư cách là một hoàng đế. ông muốn tái tạo paris một cách nhanh chóng để chứng minh sự cai quản có hiệu quả của mình và để tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng đã từng dẫn tới cuộc cách mạng. napoleon iii đã giao trọng trách này cho haussmann, và đã cho phép nhà quản lý, tổng công trình sư này được toàn quyền hành động, với sự tài trợ rộng rãi. tuy nhiên, việc cải tạo quy hoạch paris vào đầu thế kỷ xix không hề dễ dàng. người ta có thể thấy rõ lúc bấy giờ là một đô thành đầy tương phản. những tượng đài kỷ niệm duyên dáng, những công trình lịch sử nằm kề bên những khu nhà ổ chuột. thậm chí nhiều khu phố chỉ có những gian nhà tạm bợ hư nát. trong 5 căn hộ, chỉ có 1 hộ có nước máy, người ta thường đổ nước thải từ các tầng cao qua cửa sổ. chỉ có 2/3 đường phố là có cống rãnh được xây dựng một cách vá víu từ các thế kỷ trước. nước sinh hoạt được lấy từ sông seine, là nơi phần lớn cống rãnh đổ ra. ngoài ra việc đi lại trong tp bằng xe ngựa gặp nhiều trở ngại, vì đường sá thời trung cổ giống như một mê cung, chỉ thích hợp với người đi bộ, cưỡi ngựa hay ngồi kiệu…

napoleon iii và haussamnn đã cùng vạch một kế hoạch lớn nhằm cải biến paris, theo nguyên tắc: vạch ra những đại lộ có cây xanh và các khối nhà ở, công thự dọc hai bên đường; những đại lộ thẳng tắp này tỏa ra từ trung tâm và những đường phố cũng được vạch ra để nối liền các quận nội đô, giải quyết vấn đề giao thông. haussmann đã thực sự chuyển trung tâm paris về phía tây bắc, từ đó vạch ra những đường thẳng, xây những đại lộ rộng lớn và thẳng tay xóa bỏ mọi chướng ngại nằm trên những con đường đã được vạch ra. ông đã phá hủy hàng nghìn khu nhà lụp xụp và cũ kỹ (trong đó có cả ngôi nhà ông đã sống lúc còn thơ) và điều hàng vạn dân ra khỏi trung tâm tp để xây các đại lộ, công viên, quảng trường rộng lớn, nhà thờ, nhà hát…

người thay đổi bộ mặt kinh đô ánh sáng

chính nhờ nhãn quan ấy mà ngày nay, paris đã có thể xây dựng và rất tự hào về những công trình kỳ diệu như quảng trường concorde, quảng trường trocadero và đại lộ champs elysée… các nhà sử học đều cho rằng, nếu so với kế hoạch canh tân paris của haussmann thì dự án cải tạo new york của robert moses lúc đó xem ra quá “rụt rè”. vào thời đó, paris được chia thành 12 quận (hiện nay là 20), bên ngoài tp có 2 lớp tường bao bọc. tường ngoài cùng chủ yếu bao gồm các hệ thống phòng thủ. tường phía trong mang tên tường thu thuế nông dân, chỉ dùng để đánh thuế hàng hóa đưa vào đô thành. haussmann và napoleon iii đã quyết định phá bỏ bức tường này, bất chấp việc đó có thể làm giảm bớt thu nhập. tuy nhiên, việc xây dựng những đường phố rộng lớn tạo điều kiện cho tầng lớp tư sản lưu thông hàng hóa tiện lợi hơn và khách đến mua hàng trên các tiệm ở đường phố thuận lợi hơn. để bảo đảm vệ sinh, haussmann đã cho phá sạch các khu nhà lụp xụp, chỉ để lại nhà thờ đức bà, nhà thờ sainte chapelle và tòa án. như vậy trong khoảng 15 năm (1853-1868), haussmann đã gần như hoàn tất các kế hoạch đầy tham vọng của mình: biến paris từ một đô thành trung cổ, xấu xí và bẩn thỉu thành một thủ đô hiện đại, lộng lẫy, với những đại lộ thẳng tắp chạy xuyên qua tp, dọc theo đó mọc lên những nhà hát, nhà thờ mới, nhà ở cao tầng cùng những công viên đẹp đẽ. hệ thống cấp thoát nước và khí đốt cũng đã được hiện đại hóa.

ông michel carmona, giáo sư đại học paris iv-sorbone, tác giả cuốn “haussmann: cuộc đời và thời đại, và việc tạo dựng paris hiện đại” (nxb fayard, paris, 2000), nhận định về e. haussmann: “đó là một thiên tài, một người có ý chí sắt đá, một nhân vật độc đoán, thực dụng, làm việc có hiệu quả, tuy đôi khi thiếu thận trọng, nhưng phẩm chất này là cần thiết trong việc hoạch định và thực thi một dự án cải biến đô thị có tầm nhìn xa như vậy”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *