Người thương binh xây nhà máy xi măng

người thương binh xây nhà máy xi măng
ông trần hồng quảng

từ chiến trường trở về với đời thường, thương binh nặng 1/4 trần hồng quảng về quê hương vĩnh bảo (hải phòng) mang trên người khá nhiều vết thương, mất 81% sức khoẻ. cuộc sống chỉ trông chờ vào khoản tiền trợ cấp của nhà nước. không cam chịu đói nghèo, anh quảng đã cùng một số anh em thương binh đồng đội cũ góp vốn và  thành lập cơ ngơi 15.000m2 tại xã anh dũng, kiến thụy, hải phòng. đầu năm 1996, xí nghiệp tập thể thương binh quang minh do anh làm giám đốc ra đời.

qua trò chuyện, anh tâm sự: “cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn ba mươi năm, nhưng hậu quả của nó để lại khá nặng nề. tôi là người may mắn hơn nhiều người khác khi từ chiến trường trở về còn được chuyển sang ngành thương mại”. rồi cơ chế mở cửa, anh ra khỏi ngành thương mại để tập hợp 35 anh em thương binh thành lập xí nghiệp tập thể thương binh quang minh. với 35 triệu đồng hỗ trợ ban đầu của bộ lđtb&xh, cộng với khoản tiền đóng góp của mỗi thành viên, lưng vốn lập nghiệp chưa đầy ba trăm triệu đồng. thế rồi kẻ vác đất, người san nền, người lăn lộn mua than, chất đốt, thậm chí mò vào tận ninh bình, thanh hoá bán cho các cơ sở sản xuất xi măng. nhưng các đơn vị này thanh toán tiền mặt chậm, giám đốc trần hồng quảng nảy ra ý định nếu đối tác không có tiền mặt thì trả bằng clinker. từ đó, xí nghiệp xây dựng một xưởng nghiền có công suất 2.500 tấn tại bỉm sơn, thanh hoá nghiền clinker ra xi măng bán, vừa thu hồi vốn nhanh vừa thu hút được hơn 100 lao động là con em các gia đình chính sách. sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó. đó là cái duyên trời đưa trần hồng quảng đến với công nghệ làm xi măng. những năm 90 thế kỉ trước, thị trường xi măng cung không đủ cầu, những xưởng nghiền clinker tại thanh hoá và ninh bình của xí nghiệp quang minh đã giúp phần nào giảm cơn sốt xi măng, tạo thu nhập không chỉ nuôi sống hàng trăm lao động mà còn làm nghĩa vụ với nhà nước. ngoài sản xuất xi măng, quang minh còn mua sắm ô tô, tổ chức  khai thác vận tải khách và hàng hoá, nuôi tôm trên diện tích 60ha ở huyện hoành bồ, quảng ninh. như vậy, chỉ sau 5 năm thành lập, quang minh đã đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 3 tỷ đồng , các năm sau luôn có mức tăng trưởng từ 15 – 20%. từ thành công này, các cơ sở sản xuất dần ổn định; lẽ ra trần hồng quảng có thể nghỉ ngơi nhưng anh không dừng ở đó mà tiếp tục nghiên cứu lập đề án xây dựng nhà máy xi măng lò quay công suất 400.000 tấn/năm, thu hút khoảng 300 lao động có việc làm. đến nay đề án đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và nhà máy sắp được khởi công trong thời gian tới. trước khi lập dự án, anh quảng đã bỏ ra nhiều công sức sang trung quốc, đến nhiều địa phương để tìm hiểu và mua công nghệ. theo dự án đã được phê duyệt, nhà máy trường sơn do xí nghiệp tập thể thương binh làm chủ đầu tư đến năm 2009 sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên.

và đến nay, nhiều người đã biết đến thương binh trần hồng quảng với danh hiệu “người đương thời”, một thương binh nặng được đọc báo cáo trước tổng thống pháp tại hội nghị nông dân trẻ thế giới năm 2003; anh hùng lao động thời kì đổi mới (anh được nhà nước phong tặng danh hiệu này năm 2005).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *