Nhân dịp “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”của Việt Nam trở thành “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”

nhân dịp không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyêncủa việt nam trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại“không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên” – nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở tây nguyên
 
ngày 4-11-2008, uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể tại kỳ họp lần thứ 3 được tổ chức ở istanbul (thổ nhĩ kỳ) đã công bố danh sách “các di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” gồm 90 hình thức biểu hiện văn hoá đã được unesco công nhận là “kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” trong các năm 2001 – 2003 và 2005. 
 
trong số 90 di sản văn hoá phi vật thể đại diện này có 26 di sản thuộc khu vực châu á-thái bình dương; 20 di sản thuộc châu âu; 19 di sản thuộc khu vực châu mỹ latinh và caribê; 18 di sản thuộc châu phi và 7 di sản thuộc khu vực các nước ảrập.
 
trong số 90 di sản nói trên, có 9 di sản có sự chia sẻ chung của 2 hoặc nhiều quốc gia.
 
việt nam có 2 di sản là “nhã nhạc huế” và “không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên”. hai di sản này, trước đây được công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, bây giờ đã chính thức trở thành “di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”.
 
đặc trưng không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên
 
nhân dịp không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyêncủa việt nam trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
 
“không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên” bao trùm 5 tỉnh tây nguyên là kon tum, gia lai, đắc lắc, đắc nông, lâm đồng.
 
chủ nhân của “không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên” là cư dân các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ môn-khơ me (ngữ hệ nam á) như: ba na, giétriêng, xơđăng, rơmăm, mnông, cơho, mạ, brâu…; các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ malayo polinêdi (ngữ hệ nam đảo) như: êđê, giarai, churu….
 
cồng chiêng ở đây được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu giữa con người, thần thánh và thế giới siêu nhiên; những chiếc cồng chiêng của mỗi gia đình biểu hiện cho tài sản, quyền lực và sự an toàn.
 
cồng chiêng là một loại hình di sản văn hóa tồn tại từ nền văn hóa đông sơn, cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, mà trống đồng và cồng chiêng là hai nhạc cụ điển hình.
 
văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống ở trường sơn-tây nguyên. mỗi dân tộc ở tây nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc sắc, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của các dân tộc vùng đất tây nguyên. cồng chiêng tây nguyên đặc biệt hay, không chỉ ở sự đa dạng độc đáo về các bè trầm bổng, mà cồng chiêng chính là cuộc sống của người tây nguyên. nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội… của người tây nguyên.
 
cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. cồng là loại có núm, chiêng không núm. nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 50-60 cm, loại cực đại tới 90-120 cm. cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc. trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu. cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi, đấm bằng tay. có bộ tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng…
 
cồng chiêng xuất hiện cùng với sự tồn tại và phát triển của các dân tộc tây nguyên. âm nhạc cồng chiêng tây nguyên là di sản văn hóa phi vật thể không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng của người dân tây nguyên. mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người tây nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. không riêng gì ở tây nguyên có nhạc cụ cồng chiêng mà ở một số dân tộc thiểu số phía bắc, cồng chiêng cũng được sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng. nhưng văn hóa cồng chiêng tây nguyên có nét độc đáo, đặc sắc riêng. tiếng cồng chiêng âm vang không chỉ là âm thanh nghệ thuật độc đáo của vùng đất tây nguyên, của việt nam mà còn mang đặc trưng nghệ thuật của cả vùng đông nam á./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *