Những trái tim không bao giờ khuyết tật

những trái tim không bao giờ khuyết tật
chị  lê minh hiền

ở cơ quan chị là “người mẹ” của những đứa trẻ khuyết tật và bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. về nhà chị “gánh hai vai” vừa là mẹ, vừa là người cha, nuôi dạy những đứa con của mình. đó là công việc hàng ngày của doanh nhân lê minh hiền, giám đốc cty tnhh vì ngày mai, một cty với 90% công nhân là con em của  thương binh liệt sĩ, nạn nhân chất độc màu da cam.

“tỏ mặt anh thư ”

nhìn khuôn mặt giản dị đầy phúc hậu của chị, có lẽ ít ai biết cuộc đời chị là một chuỗi những thăng trầm. hạnh phúc và khổ đau, tin tưởng và tuyệt vọng, dường như tất cả những cay, đắng, ngọt bùi chị đều đã trải qua. quê gốc ở bình lục, hà nam, từ nhỏ hiền đã học hành giỏi giang và là niềm tự hào của cả gia đình. do kết quả học tập xuất sắc, năm 1971, lê minh hiền được tặng học bổng sang đức du học. đúng ngày phát tư trang để chuẩn bị lên đường thì bố chị lại xin đón về vì không muốn cô con gái duy nhất phải xa nhà thời chiến tranh loạn lạc. không đi du học, chị được tuyển thẳng vào trường đại học thương mại. tương lai trước mắt với bao dự định ấp ủ sắp trở thành hiện thực thì tai hoạ đổ ập xuống đầu chị. trong lần đạp xe sang gia lâm xin nhận xét của giám đốc xí nghiệp nơi thực tập để hoàn thành luận văn hiền đã bị tai nạn ôtô. tay trái và chân phải gẫy nát, cột sống chấn thương nặng khiến chị thấy tương lai như vĩnh viễn khép lại.

chị tâm sự với chúng tôi: “sau nhiều ngày hôn mê, khi tỉnh dậy điều đầu tiên tôi nghĩ tới là phải thi tốt nghiệp mặc dù bác sĩ thông báo tôi bị mất vĩnh viễn 81% sức khỏe. vậy là cứ thi xong một môn tôi lại được cáng về trạm xá của trường điều trị. ba ngày ròng rã, cuối cùng tôi đã đỗ kỳ thi năm ấy và nhận được quyết định về công tác ở sở quản lý ăn uống công cộng & dịch vụ hà nội”. nhận được một công việc ổn định, nhưng sức khoẻ không cho phép chị đi làm. thêm 2 năm điều trị tại viện 103, trải qua 8 lần phẫu thuật chị mới có thể đi lại được, mặc dù rất khó khăn.
năm 1979 chị lập gia đình và lần lượt sinh 2 đứa con: một gái, một trai xinh xắn, khoẻ mạnh. những tưởng cuộc sống gia đình đầm ấm cứ thế êm ả trôi đi thì số phận lại giáng cho chị một đòn nặng nề tưởng chừng không gượng dậy nổi. năm 1995, chồng chị qua đời. gánh nặng đè lên vai người phụ nữ tật nguyền. bữa cơm của 3 mẹ con chị có lúc chỉ có rau và cháo, chị đã làm không biết bao nhiêu nghề từ nấu phở, nấu cháo, đan móc quần áo đến bán nước, thêu, dệt… để có tiền nuôi con ăn học.

những trái tim không bao giờ khuyết tật
một xưởng sản xuất cuảq cty tnhh vì ngày mai

năm 1998, trong một lần chị đưa con vào bệnh viện bạch mai, một đứa trẻ bị dị tật đã nhiệt tình giúp đỡ hai mẹ con vào tận phòng khám. hành động của đứa trẻ đó đã làm chị nghĩ ra ý tưởng thành lập cơ sở sản xuất dành cho người khuyết tật. chính đứa trẻ đó sau này là công nhân của dn vì ngày mai và xây dựng gia đình với một thành viên khác bị khiếm thính làm cùng xưởng.

giám đốc “mẹ”

hai tháng kể từ ngày “duyên số” ấy, dn thủ công mỹ nghệ vì ngày mai được thành lập do bà lê minh hiền làm giám đốc. thời gian đầu, cty gặp khó khăn chồng chất. được sự ủng hộ của hiệp hội cứu trợ trẻ em tàn tật việt nam, tổ chức phi chính phủ caritas (đức) đã phần nào giúp đỡ gây dựng cho dn cùng chị. những tháng ngày bươn chải kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, tìm thuê mặt bằng, tìm thầy dạy nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm đã vắt kiệt sức lực của người phụ nữ, chị chỉ còn vẻn vẹn 37kg. công nhân của cty là các em bị khuyết tật như khiếm thính, liệt chân tay, khiếm thị… được làm những công việc phù hợp với năng lực lao động của từng em như: thêu, làm tranh giấy cuộn, vẽ tranh sơn mài, dệt, may, làm đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu… từ lúc ra đời đến nay, cty không chỉ là nơi tạo việc làm và dạy nghề cho các em mà đã “se duyên” cho bao đôi lứa cùng cảnh ngộ. nhiều người bây giờ đã là những ông bố bà mẹ thành đạt. điển hình như cô bé thương (bị ảnh hưởng chất độc da cam) đang là chủ một cơ sở làm hoa, tạo việc làm cho hàng trăm người ở nam định… nam, một công nhân khiếm thính đã viết cho chúng tôi mấy dòng nhận xét về chị hiền: “cô hiền đã nhận em vào đây làm và thuê người dạy nghề cho chúng em. bây giờ em có thể vẽ tranh sơn mài và sống bằng sức lao động của mình. mẹ em mất sớm, em coi giám đốc hiền như người mẹ thứ hai của mình”.

“ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy nhà”, vậy mà 10 năm qua, chị đã phải chuyển cơ sở không dưới 10 lần. giám đốc hiền không giấu nổi niềm xúc động và tự hào tâm sự: “bây giờ nhiều em đã trưởng thành và có thể tự mình nuôi sống bản thân. thậm chí, nhiều em còn là chủ dn lớn. tôi không nhìn vào dị tật mà nhìn vào khả năng của các em, vì vậy tôi thấy được khả năng của các em, nhiều em làm việc không hề thua kém người bình thường”.

hiện tại, cty của chị hiền có hai địa điểm hoạt động ở đường lạc long quân và hoàng hoa thám (q.tây hồ, hà nội) với 85 công nhân, trong đó có 12 em thiểu năng trí tuệ, 20 em khuyết tật vận động, 6 em câm điếc, 7 em khiếm thị, còn lại là các em bị dị dạng thân hình, động kinh. đa số các em ở đây là con em các thương binh liệt sĩ hoặc bị ảnh hưởng di chứng chất độc màu da cam. các em được cty lo nơi ăn chốn ở đàng hoàng cộng thêm mức lương trung bình 600 nghìn đ/người/tháng. sản phẩm của các em được xuất khẩu chủ yếu sang các nước như: anh, pháp, nhật, đức, séc… doanh thu năm 2007 của cty đạt gần 1 tỷ đồng.

“phải biết nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. đừng sống vì hiện tại mà hãy sống vì ngày mai” – đó chính là điều chị hiền luôn tâm niệm, nhắc nhở các con mình. có lẽ vì thế mà hai đứa con chị đều học giỏi và thành đạt. con gái chị bây giờ đang học đại học kinh tế, nối tiếp hướng đi của mẹ. người con trai ngày xưa từng ăn cháo muối với chị giờ đây đang nhận học bổng du học bên pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *