Quy hoạch 4 tuyến đường trên cao cho TPHCM

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 22-1-2007, hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn TpHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 sẽ bao gồm 4 tuyến đường trên cao liên thông với nhau và giữ vai trò giải quyết giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng giao thông lớn.

Các tuyến đường trên cao này được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. Tuyến số 1 có lộ trình từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa – Bùi Thị Xuân – kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè rồi tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Tuyến số 2 bắt đầu từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài theo đường Tô Hiến Thành – Lữ Gia – Bình Thới – Lạc Long Quân – đường số 3 – đường Vành đai 2.

Tuyến số 3 từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành sẽ theo đường Lê Hồng phong nối dài – Lê Hồng phong – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Cừ nối dài – Lê Văn Lương – Nguyễn Văn Linh.

Cuối cùng tuyến số 4 có lộ trình từ nút giao thông Bình phước theo Quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn sang đường Vườn Lài – Nguyễn Xí – Đinh Bộ Lĩnh – Điện Biên phủ rồi kết nối vào tuyến số 1.

Gần đây, chính quyền thành phố đã kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép TpHCM được linh động “nắn” lại luồng tuyến đối với hai tuyến đường trên cao số 2 và số 4. Lý do cần thiết phải điều chỉnh này không gì khác hơn là khó khăn vướng mắc trong vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng phục vụ dự án.

Theo đó, Đường trên cao số 2 mới sẽ bắt đầu từ điểm giao với đường trên cao số 1 tại vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đi dọc hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám, qua đường Bắc Hải, vượt qua đường Lý Thường Kiệt, đi theo hẻm số 2 đường Thiên phước đến ngã tư Lạc Long Quân – Âu Cơ, rẽ sang hẻm 654 đường Âu Cơ, vượt qua ngã tư Âu Cơ – Lạc Long Quân, theo đường Lạc Long Quân đến ngã tư Lạc Long Quân – Ông Ích Khiêm (Lãnh Binh Thăng), đi dọc Công viên Đầm Sen đến ngã ba kênh Tân Hóa – rạch Bàu trâu, đi dọc rạch Bàu trâu (ranh giới giữa địa bàn quận 6 và quận Tân phú), vượt qua đường phan Anh và đường Tân Hòa Đông để rẽ về đường Chiến Lược, đi dọc đường Chiến Lược đến đường Mã Lò trước khi chuyển hướng sang Hương lộ 2 và kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1A (đường Vành đai 2).

Việc điều chỉnh này được đánh giá sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức giao thông tại vị trí đầu tuyến, bao gồm đường trên cao tuyến số 1, đường sắt quốc gia đoạn đi trên cao Bình triệu-Hòa Hưng-Tân Kiên. Hơn nữa việc “nắn” lại tuyến cũng giúp tận dụng lộ giới theo quy hoạch của các tuyến đường hiện hữu.

Đường trên cao số 4 mới sẽ bắt đầu tại nút giao thông đường Vườn Lài với Quốc lộ 1A, theo đường Vườn Lài hiện hữu, vượt sông Vàm Thuật tại vị trí cách cầu Vàm Thuật trên đường Nguyễn Xí khoảng 400m về phía hạ lưu, đi vào địa bàn phường 13 Bình Thạnh, vượt rạch Lăng tại hai vị trí để đi vào và ra khỏi khu vực phường 5, quận Gò Vấp, cắt ngang đường sắt Bắc Nam tại khu vực cầu Đen hiện hữu, tiếp tục đi theo hướng đường phan Chu trinh, qua chung cư Mỹ phước, vượt rạch Cầu Bông, nhập vào đường Điện Biên phủ và nối vào tuyến số 1.

Với phương án tuyến mới này sẽ giúp tận dụng được lộ giới của đường Vườn Lài trên địa bàn quận 12 và lộ giới của đường phan Chu trinh thuộc quận Bình Thạnh. Chiều dài tuyến cũng ngắn hơn.

DiaOcOnline.vn – Theo Sài Gòn Giải phóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *