Sa Pa: Hàng trăm hộ dân vẫn đang trong vùng có nguy cơ sạt lở lớn

theo ubnd huyện sa pa (lào cai, trong năm 2008, huyện sẽ phải di dời 394 hộ, trong đó số hộ cần di chuyển khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở là 236 hộ với hơn 1200 nhân khẩu tại 17 xã, thị trấn. tính đến thời điểm này,  đã có 111 hộ di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. tuy nhiên, vẫn còn hơn 120 hộ dân đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở lớn.
 
theo ông phạm quốc cường – trưởng phòng kinh tế huyện sa pa: do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc sinh sống trên các sườn núi cao nên có nguy cơ sạt lở rất lớn. hàng năm, trên địa bàn sa pa thường xuyên xảy ra các vụ sụt lở đất gây thiệt hại lớn về người và của. như trong năm nay, chỉ tính riêng ảnh hưởng của cơn bão số 4 đã làm thiệt hại hơn 25,8 tỷ đồng; 5 người chết, 1 người bị thương; gần 30 ngôi nhà bị sập, hư hỏng; nhiều tuyến đường giao thông bị tắc nghẽn do đất đá sụp đổ… vì vậy, huyện đang nhanh chóng xác định những vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao để di dời dân đến nơi an toàn.
 
tính đến thời điểm này, toàn bộ gần 400 hộ bị ảnh hưởng trong cơn bão số 4, số 6 hầu hết đều đồng ý di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. nhiều xã thực hiện việc di chuyển khác tốt như tả van, trung chải… đặc biệt, trong năm nay ý thức của người dân và của cán bộ được nâng lên nên việc di chuyển được tiến hành nhanh chóng. nếu như những năm trước, trung bình huyện di dời được khoảng 60 hộ/năm, nhưng chỉ 9 tháng đầu năm 2008 đã di chuyển được hơn 110 hộ. tình trạng cưỡng chế, người dân quay về chỗ cũ sau mùa mưa gần như không còn. người dân đã ý thức được sự nguy hiểm của lũ quyét, sạt lở nên nhiều hộ bắt đầu di chuyển một cách tự nguyện, chủ động tìm đến nơi ở mới. các cán bộ chuyên trách cũng thực hiện tốt việc di chuyển; nhiều xã còn vận động cho đất, đổi đất nên việc di chuyển được diễn ra nhanh chóng, người dân sớm ổn định cuộc sống. đây là mô hình cần được nhân rộng để đẩy nhanh tiến độ di dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
 
tuy nhiên, việc di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở hiện đang gặp nhiều khó khăn. ông cường cho biết: việc quy hoạch tổng thể các vùng định cư mới rất khó do mặt bằng hiếm, địa hình đồi núi cao, nhiều nơi có nguy cơ sạt lở. thậm chí khi tìm xong địa điểm để di chuyển cũng chưa thể thực hiện được ngay, phải chờ quyết định của tỉnh vì liên quan đến vốn đầu tư, quy hoạch điện, nước. hiện nhiều người dân lo lắng muốn chuyển đến nơi ở mới, an toàn nhưng lại chưa tìm được địa điểm. chị thào thị nhứ (thôn lếch mông) tâm sự: ở đây lâu rồi, không muốn đi đâu. nhưng có nhà bị sập rồi nên sợ lắm, phải đi thôi. có đất ở là đi ngay”.
 
ông cường trăn trở: nếu không có đủ điều kiện tối thiểu như: điện, nước, trường, trạm… việc di chuyển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. điều kiện sắp xếp xen ghép đáp ứng được nguồn nước, điện, trường học không nhiều. vì vậy, huyện đang rất cần sự giúp đỡ của tỉnh, nhất là sở xây dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên môi trường… để giải quyết vấn đề quy hoạch, vốn và quỹ đất. được biết, các hộ dân trong diện phải di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quyét ở huyện sa pa hiện vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ di dân theo quyết định 78 của thủ tướng chính phủ. để giải quyết khó khăn cho bà con, huyện đã phải hỗ trợ tạm thời (cho vay trước tiền hỗ trợ di dời) cho mỗi hộ 1 triệu đồng. trong khi đó, chi phí di chuyển khá lớn, mất rất nhiều công sức, chủ yếu phải sử dụng sức người vì không có phương tiện nào vào được.
hiện trên địa bàn huyện sa pa vẫn còn hơn 240 hộ dân cần được di dời ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, trong đó có hơn 120 hộ trong diện phải di chuyển khẩn cấp. tuy nhiên việc di chuyển đang bị chững lại do thiếu quỹ đất, chưa có quy hoạch và còn một số ít hộ chưa vận động được. hàng trăm hộ dân vẫn đang thắc thỏm, sống trong tâm trạng, nỗi lo về nguy cơ sạt lở đất đá ở nhiều khu vực có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *