Thị trường BĐS Việt Nam: Hấp dẫn nhà đầu tư

hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế

tình hình kinh tế thế giới năm 2008 rơi vào suy thoái, thị trường địa ốc nhiều nước chao đảo sau sự sụp đổ của thị trường bđs mỹ. thế nhưng, với những tiềm năng lớn việt nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế. minh chứng cho những thành công ngoài mong đợi này đó chính là vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bđs tăng đột biến, tính đến thời điểm tháng 11/2008 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta là trên 60 tỷ usd, trong đó bđs chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư. năm 2008 chứng kiến cuộc đổ bộ của các “ông lớn” từ nước ngoài vào thị trường địa ốc việt nam với các dự án “bom tấn”. điển hình là dự án hồ tràm strips tại vũng tàu do tập đoàn a sian coast development ltd đến từ canada làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên đến 4,2 tỷ usd. đây là dự án lớn được kỳ vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới đối với nền kinh tế tỉnh bà rịa – vũng tàu cũng như các tỉnh trong khu vực. tiếp đến là dự án kđt đại học quốc tế việt nam do berjaya land berhad (malaysia) làm chủ đầu tư với số vốn 3,5 tỷ usd, được xây dựng trên diện tích 925ha tại xã tân thới nhì, huyện hóc môn, tp.hcm; tổng giá trị của dự án sau khi hoàn thành khoảng 7,35 tỷ usd. ngoài ra các dự án lớn như deawo cantaivil 280 triệu usd, capital 325 triệu usd ở đà nẵng; dự án của huyndai rnc tại hà đông có số vốn đầu tư 198 triệu usd… đã tạo nên bức tranh tươi sáng của thị trường địa ốc việt nam trong những năm tới.

thị trường bđs việt nam: hấp dẫn nhà đầu tư
nhiều dự án bđs lớn đầu tư vào việt nam trong năm 2008.     ảnh: đức ngọc

các dự án lớn đã tạo nên một cú huých đối với sự phát triển của thị trường bđs nói riêng và sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. khi các dự án này được triển khai sẽ tạo nên một diện mạo mới cho thị trường bđs việt nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. đánh giá về tiềm năng của thị trường bđs việt nam, ông kumar tharmalingam – tổng thư ký fiabci châu á – thái bình dương khẳng định: “nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bđs đang có sự dịch chuyển từ các thị trường truyền thống trước đây như châu âu, mỹ, úc… sang các thị trường tiềm năng như châu á, mỹ latinh… ở châu á, sau trung quốc, việt nam là thị trường tiềm năng có sức hút lớn đối với các cty, tập đoàn tài chính, địa ốc trên thế giới”.

nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bđs tăng xuất phát từ những thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nước như: cải cách trong thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản (từ 3 năm với 33 loại thủ tục xuống 1 năm với 8 loại thủ tục), cho phép người nước ngoài, việt kiều mua nhà tại việt nam, chuyên nghiệp hóa kinh doanh bđs với bắt buộc từ ngày 1/1/2009 mọi giao dịch bđs phải thông qua sàn giao dịch… đây là những điều kiện để thị trường bđs việt nam phát triển ổn định, bền vững từng bước đi lên chuyên nghiệp, hội nhập với thị trường bđs khu vực và thế giới.

nhiều thách thức

vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bđs tăng mạnh là tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế. tuy nhiên, nhìn lại chặng đường hội nhập và phát triển của thị trường bđs trong những năm qua, phải thừa nhận thị trường này vẫn còn non trẻ, tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. bđs là xương sống của nền kinh tế, thế nhưng thị trường này lại phụ thuộc nhiều vào các thị trường khác như: chứng khoán, tài chính, ngân hàng… đây chính là nghịch lý tạo nên sự phát triển không ổn định của thị trường địa ốc. bên cạnh đó, sự thiếu nhất quán của các cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật đã tạo nên lực cản lớn đối với sự phát triển của thị trường bđs.

tham gia vào thị trường địa ốc dn cần phải có nguồn tài chính mạnh, ổn định thế nhưng hầu hết các dn kinh doanh bđs ở nước ta hiện nay khả năng về vốn lại rất hạn chế. để thực hiện dự án đều là trông chờ vào nguồn vay từ các ngân hàng. bởi vậy, khi nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, các ngân hàng “quay lưng” nhiều dn bị phá sản, hàng loạt dự án rơi vào đình trệ gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế. để cứu mình, nhiều dn trong nước buộc phải sang nhượng lại dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài. bởi vậy, nguy cơ dn bđs việt nam bị loại khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà là điều khó tránh khỏi.

yếu tố không bền vững của thị trường bđs còn thể hiện ở những cơ chế chính sách không sát thực tế, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. điển hình, để có được dự án chủ đầu tư phải trải qua nhiều “cửa ải” với các thủ tục nhiêu khê. mặc dù chúng ta đã có những cải cách trong cấp phép, đầu tư nhưng hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” vẫn tồn tại phổ biến. câu chuyện dn mất 5 năm vẫn không làm xong các thủ tục đầu tư một dự án là việc không có gì lạ ở nước ta. nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư vào bđs tại việt nam đều phải lắc đầu ngán ngẩm vì tư duy làm việc của một bộ phận cán bộ công quyền cũng như hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.

ts đỗ thị loan – tổng thư ký hiệp hội bđs tp.hcm khẳng định: “tiềm năng rất lớn. tuy nhiên để phát huy được những thế mạnh vốn có của thị trường bđs, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng. phát triển kinh tế phải song hành với phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông. ngoài ra, phải hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật tạo ra hành lang pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các dn trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư vào thị trường địa ốc”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *