Vì sao chín công trình cấp nước sạch nông thôn ở Hải Dương bị “đắp chiếu”?

tỉnh hải dương hiện có 33 công trình cấp nước sạch nông thôn hệ tập trung trong đó, có chín công trình bị “đắp chiếu” từ nhiều năm nay, với tổng vốn đầu tư của nhà nước hơn 11,8 tỷ đồng. nguyên nhân vì sao?

xây trạm cấp nước để…nuôi gà

vì sao chín công trình cấp nước sạch nông thôn ở hải dương bị đắp chiếu?
công trình cấp nước sạch xã trùng khánh có nguy cơ thành sắt vụn.

về xã trùng khánh (gia lộc), khi chúng tôi hỏi thăm về trạm cấp nước sạch thì nhiều người dân rất ngỡ ngàng. lâu nay, bà con trong xã chưa bao giờ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, cho nên họ không biết trên địa bà xã có một công trình cấp nước sạch tập trung.

phải mất nhiều thời gian, chúng tôi mới được một cán bộ xã giới thiệu về thôn thanh khơi, tìm gặp ông đàm khắc tần-người được ubnd xã thuê trông nom trạm cấp nước sạch. vào nhà ông tần thì chúng tôi được vợ ông cho biết, hiện ông tần đang chăn vịt ở ngoài đồng xa.

nói khó mãi, bà vợ ông tần mới giúp chúng tôi tìm ông tần về nhà. ông tần dẫn chúng tôi ra trạm cấp nước sạch của xã cách nhà khoảng 500 m. vừa đi, ông tần nói: “chả giấu gì các chú, nếu không đi chăn vịt mà trông chờ vào 150 nghìn đồng/tháng mà ubnd xã thuê trông nom trạm cấp nước này thì sống làm sao nổi”.

ông rút vội trong người ra chùm chìa khóa, mở cổng dẫn chúng tôi vào quan sát trạm cấp nước sạch mà ông được xã thuê trông coi. thật không tin trước cảnh tượng mà chúng tôi nhìn thấy trong trạm cấp nước lại nuôi gà, nuôi chó, phơi thóc trên mặt bể.

thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông tần cười xòa: “nhà nông khổ thế đấy chú. tận dụng mặt bằng trạm cấp nước chưa đưa vào sử dụng, tôi nuôi mấy chục con gà để tăng thêm thu nhập gia đình”.

– trạm cấp nước này đã bao giờ hoạt động chưa? – tôi hỏi.

– trạm cấp nước này khánh thành từ năm 2007, nhưng đến nay chưa một lần hoạt động – ông tần trả lời.

– thiết bị, máy móc để lâu ngày không sử dụng có bị hỏng không?

– nếu tôi không thường xuyên tra dầu, mỡ thì chắc thành sát vụn rồi.

theo ông trần văn thanh, chủ tịch ubnd xã trùng khánh, công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn xã được khởi công xây dựng từ năm 2006. công trình khánh thành và bàn giao cho địa phương quản lý từ năm 2007.

công trình có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng, trong đó có 1,3 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và nông thôn. theo công suất thiết kế, trạm cấp nước này cung cấp nước sạch cho hơn 200 dân.

tình trạng “đắp chiếu” như công trình cấp nước sạch tại xã trùng khánh còn xảy ra trên địa bàn xã hiệp hòa (kinh môn). ông nguyễn văn bắc, phó chủ tịch ubnd xã hiệp hòa cho hay: “công trình cấp nước sạch của xã được xây dựng từ năm 2000. theo thiết kế, công trình có tổng vốn đầu tư 1,052 tỷ đồng, trong đó có 590 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước. công trình hoàn thành từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động”.

vì sao chín công trình cấp nước sạch nông thôn ở hải dương bị đắp chiếu?
công trình cấp nước xã hiệp hòa xây xong ròi bỏ hoang.

công trình cấp nước sạch xã hiệp hòa đặt ngay trên cánh đồng thôn an bộ, sát nguồn nước từ sông kênh than. bức xúc trước công trình tiền tỷ bị bỏ hoang, ông nguyễn văn tiến, nông dân đội 6, thôn an bộ nói: “công trình thì bỏ hoang, dân thì không có nước sạch dùng. lãng phí quá! giá như tỉnh đầu tư cho chúng tôi trạm bơm nước phục vụ cánh đồng trồng màu này có lẽ thiết thực hơn.”

trên đây chỉ là hai trong số chín công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh hải dương bị “đắp chiếu” trong nhiều năm. qua quan sát, hầu hết thiết bị của các công trình này đều xuống cấp, bị han rỉ, có nguy cơ trở thành sắt vụn. một số trạm còn bị vỡ đường ống, hỏng máy bơm, nứt bể.

theo ông vũ văn đại, giám đốc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (ns-vsmtnt) tỉnh hải dương, chín công trình này có tổng vốn đầu tư hơn 20,9 tỷ đồng, trong đó có hơn 11,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

chín công trình cấp nước bị “đắp chiếu” trong nhiều năm qua bao gồm: tân trào, lê hồng (thanh miện), bạch đằng, hiệp hòa (kinh môn), hưng long (ninh giang), hồng khê (bình giang), trùng khánh (gia lộc), quyết thắng (thanh hà), đồng lạc (chí linh).

đi tìm nguyên nhân

nhằm đánh giá thực trạng các công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh, mới đây, trung tâm ns-vsmtnt tỉnh hải dương đã khảo sát toàn bộ các công trình hiện có. thông qua việc khảo sát, trung tâm đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến chín công trình nước sạch bị “đắp chiếu”.

giám đốc trung tâm ns-vsmtnt tỉnh vũ văn đại cho rằng: “nguyên nhân chủ yếu là các xã không huy động được vốn đối ứng của dân. vì vậy, công trình đầu mối xây dựng xong, nhưng người dân lại không đầu tư để dẫn đường nước về nhà.”

ông đại cho biết thêm, theo quy định đối với việc xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung trước đây thì nhà nước đầu tư 60% kinh phí để xây dựng công trình đầu mối và 40% còn lại là do địa phương và nhân dân đóng góp.

trước khi triển khai các dự án, ubnd các xã đều có cam kết huy động đủ số vốn đối ứng (khoảng 20 tỷ đồng) để công trình phát huy hiệu quả. tuy nhiên, trên thực tế, chín xã trên đều vi phạm cam kết này. vì vậy, trách nhiệm chính đối với việc “đắp chiếu” chín công trình cấp nước thuộc về ubnd các xã.


bể chứa công trình cấp nước sạch xã bạch đằng
bị nứt
do chất lượng thi công kém.

tuy nhiên, lãnh đạo ubnd các xã lại có cách giải thích riêng của mình. chủ tịch ubnd xã bạch đằng (kinh môn) trần xuân nhuận nói: “để đưa nước sạch từ trạm về trung tâm xã mất 700 triệu đồng để đầu tư 3,5 km đường ống chục chính. để có nước sạch về nhà thì mỗi hộ dân phải đầu tư gần hai triệu đồng. với mức kinh phí này thì ngân sách xã không có khả năng và điều kiện kinh tế của bà con còn khó khăn.”

ông nguyễn minh đê, phó chủ nhiệm htx dịch vụ điện, nước xã bạch đằng cho biết thêm: “công trình này do công ty xây lắp 3 hải dương thi công. chất lượng xây dựng công trình quá kém. chỉ cần dùng tay có thể bóc từng mảng vữa xây bể do vữa xây ít xi măng. không chỉ bể chưa mà cả bể lọc, đường ống dẫn nước cũng bị hỏng”.

chủ tịch ubnd xã lê hồng (thanh miện) phạm văn khướng bức xúc: “công trình trước đây đã đưa vào sử dụng, dân đã lắp đồng hồ nước và sử dụng nước nhưng do chất lượng thi công kém, cho nên đường ống dẫn nước bị vỡ. đến nay, đơn vị thi công (công ty xây lắp 1 hải dương) vẫn chưa khắc phục xong sự cố. cho nên công trình đành phải “đắp chiếu”, không bàn giao nổi cho địa phương quản lý.”

theo ông nguyễn hữu dương, giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương, thêm một nguyên nhân khác nữa là do cách tư duy của lãnh đạo một số xã. họ quan niệm rằng có dự án là có công trình. cho nên, các xã thiếu khảo sát nhu cầu thực sự của dân về nước sạch mà vội vàng triển khai dự án. vì vậy, khi huy động vốn đối ứng của dân lại bị tắc.

khắc phục cách nào?

tỉnh hải dương hiện có 33 công trình cấp nước sạch nông thôn hệ tập trung, đã góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch. đến nay, hơn 80% số dân nông thôn của tỉnh được sử dụng nước sạch, tăng hơn 10% so năm 2005. tỉnh phấn đấu đến năm 2010, nâng số dân nông thôn được sử dụng nước sạch lên 90%.

trao đổi với chúng tôi, ông vũ văn đại, giám đốc trung tâm ns-vsmtnt tỉnh hải dương cho biết: đầu tháng 7-2008, tôi được tỉnh phân công làm giám đốc trung tâm. vì vậy, công việc đầu tiên là tôi chỉ đạo cán bộ các phòng chức năng khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh. từ kết quả này, chúng tôi tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục những công trình cấp nước chưa phát huy hiệu quả.

việc tìm giải pháp khắc phục tình trạng “đắp chiếu” chín công trình nước sạch này là rất khó – ông đại nói. tuy nhiên, trung tâm cùng với các xã tìm mọi cách để sớm đưa vào sử dụng chín công trình cấp nước tập trung này. sau khi làm việc với lãnh đạo chín xã, trung tâm thống nhất quan điểm bằng mọi cách các xã phải huy động đủ vốn đối ứng của dân.

đối với các công trình bị hư hỏng thiết bị, trung tâm sẽ hỗ trợ kỹ thuật để sửa chữa kịp thời, bảo đảm hoạt động công trình. với các trạm do chất lượng thi công kém chất lượng, trung tâm yêu cầu chủ đầu tư kịp thời khắc phục.

nếu thực sự các xã không thể huy động đủ nguồn vốn đối ứng thì trung tâm báo cáo tỉnh, thậm chí có thể tính đến giải pháp tháo dỡ thiết bị để chuyển đầu tư cho các xã khác.

chủ tịch ubnd xã bạch đằng (kinh môn) trần xuân nhuận kiến nghị: “nhà nước tiếp tục đầu tư kinh phí lắp đặt 3,5 km đường ống chục chính. khi có đường ống chính, xã cam kết huy động đủ vốn đối ứng của dân để nối mạng, phát huy hiệu quả công trình nước sạch”.

ông nguyễn hữu dương, giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương cho rằng: các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để huy động vốn đóng góp của dân. qua việc này, trung tâm ns-vsmtnt tỉnh cũng cần rút kinh nghiệm để đầu tư có hiệu quả các công trình tới đây.

tỉnh ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung quy mô liên xã. nguyên tắc khi triển khai các dự án phải huy động đủ vốn đối ứng của địa phương và dân đóng góp thì mới đầu tư, xây dựng công trình để tránh xảy ra tình trạng tại chín xã trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *