Xây dựng nông thôn thời kỳ đất nước hội nhập Diện mạo mới của làng, xã

Theo Ðề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (NTM) được Ban Bí thư T.Ư Ðảng thông qua, mô hình NTM được thực hiện thí điểm tại 11 xã, đại diện cho các vùng kinh tế – văn hóa trong cả nước. Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi về hai xã đại diện cho vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du phía bắc xây dựng NTM. Dù mới bắt đầu triển khai, nhưng diện mạo NTM đã và đang khởi sắc…


Làng nông thôn mới Hoành Đồn (Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định).

trên vùng đất lúa

Hải Ðường, huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) là xã thuần nông, có trình độ thâm canh khá. Năm 2008, năng suất lúa của xã đạt bình quân 125 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 7.121 tấn (bình quân lương thực gần 600kg/người), giá trị sản xuất đạt 50 triệu/ha/năm. Người dân trong xã có nhiều nghề như đan móc sợi, nề, cơ khí, chế biến cau, gia công may, trồng cây cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc… trên địa bàn xã, có làng Hoành Ðồn là 1/17 làng trong cả nước được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và pTNT) chọn làm làng điểm xây dựng NTM từ năm 2007, được đánh giá khá thành công.

Ðến làng Hoành Ðồn, xã Hải Ðường, chúng tôi ngỡ ngàng trước một quy hoạch khoa học và môi trường xanh, sạch sẽ, nếp sống văn minh mà ít thấy ngôi làng nào ở đồng bằng Bắc Bộ có được. trưởng ban pTNT mới của làng, anh Nguyễn Văn Dương cho biết: Sau hơn hai năm xây dựng, với sự đầu tư 660 triệu đồng của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, Hoành Ðồn đầu tư hơn một tỷ đồng xây dựng quy hoạch hạ tầng, khuôn viên các khu dân cư, mở rộng đường nhánh trong ngõ, hệ thống thoát nước, cải tạo vườn tạp, phát triển nghề trồng nấm… Ðặc biệt, chương trình nâng cao ý thức xây dựng tính cộng đồng, nếp sống văn hóa, tạo không khí thi đua sản xuất cho người dân… Thành công của Hoành Ðồn tạo điều kiện để Hải Ðường được Ban Bí thư T.Ư Ðảng chọn là 1/11 xã thí điểm mô hình NTM. Chủ tịch UBND xã Nguyễn trung Dũng cho biết: Hải Ðường là xã trung bình khá của huyện, có quy hoạch hạ tầng giao thông, trường học, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa, khu dân cư, nay chỉ cần tôn tạo, nâng cấp là xong. Xã có 26 xóm, thì cả 26 xóm đều có nhà văn hóa. Hai trường tiểu học, mầm non đều đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu năm tới hai trường trung học cơ sở đạt chuẩn, thu nhập bình quân đạt bảy triệu đồng/người/năm… Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa, ngành nghề nông thôn chậm phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Nhìn chung, vấn đề việc làm, đời sống, môi trường nông thôn đang là những thách thức lớn đặt ra với đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Ðường trong quá trình xây dựng NTM.

Hiện nay, trong 19 tiêu chí quốc gia về NTM, Hải Ðường có năm tiêu chí đạt: Ðiện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh, trật tự xã hội. Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn trung Dũng, khó khăn lớn nhất ở Hải Ðường là phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động. Hiện nay lao động nông nghiệp của xã chiếm tới 85%, còn lại 15% làm nghề và dịch vụ kinh doanh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có làng nghề, quy mô chăn nuôi chưa mạnh, do đó, việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và nâng cao mức thu nhập của người dân là rất khó. Ðể đạt mức thu nhập từ bảy triệu đồng như hiện nay lên chín triệu đồng/người/năm theo yêu cầu, cần khoảng 5-7 năm. Thời gian xây dựng NTM của xã chỉ còn hơn hai năm, trong khi khối lượng công việc còn rất lớn. Nguồn vốn đầu tư chưa được chủ động và việc triển khai xây dựng nông thôn mới giao cho xã khá nhiều từ khâu xây dựng dự án, khảo sát, giám sát, thiết kế thi công…, trong khi trình độ năng lực của cán bộ xã có hạn. Ngân sách của địa phương hạn hẹp nên một số công trình đòi hỏi kinh phí đối ứng khó khăn.

Ở vùng đất trung du

Nằm ở phía tây bắc huyện Lạng Giang (Bắc Giang), xã Tân Thịnh có địa hình bán sơn địa, ruộng bậc thang xen lẫn gò đồi. Những ngày tháng 10 này, chuyện thời sự nhất được người dân và chính quyền trong xã quan tâm là việc xây dựng NTM. Ði khắp các thôn làng, ở đâu cũng thấy người dân bàn bạc về chuyện đóng góp, chuyện quy hoạch, chuyện việc làm. trụ sở UBND xã, nhà văn hóa “nóng ran” bởi các cuộc họp của dân. Lẫn trong niềm vui bừng lên trên những khuôn mặt người dân, vẫn là chút âu lo về việc làm, về tương lai…

Tình cờ có mặt tại nhà bác Ðặng Văn Chức ở thôn Lèo, chúng tôi chứng kiến buổi nói chuyện sôi nổi. Căn nhà ba gian, mái ngói, nền gạch rất sạch và thoáng mát. Ngày nông nhàn, nhiều bác trai, bác gái ngồi góp chuyện bên ấm trà đặc quánh. Chủ đề mọi người nói đến là chuyện đóng tiền xây dựng NTM. Bác Chức nhẩm tính, từ nay đến hết năm, nhà bác sẽ đóng chừng một triệu đồng xây dựng hệ thống kênh mương và làm đường. Năm 2010, chưa biết đóng bao nhiêu. Chúng tôi hỏi bác Chức:

– Gia đình bác có thấy mức đóng góp cao quá không?

– So với thu nhập của nông dân như chúng tôi thì hơi cao, nhưng cũng phải cố để xây dựng NTM. Với lại, mình già rồi, đóng góp để cho con, cho cháu…

Nhà bác Chức có ba người con, nhưng cả ba đều đi làm ăn xa, chỉ còn hai bác ở lại thôn Lèo. Tuy đã lớn tuổi, nhưng hai bác vẫn canh tác bốn sào lúa, màu, nuôi một lợn nái và hai lợn choai, tổng thu nhập mỗi năm chừng 20 triệu đồng. Bác Chức bả “Chả giấu gì nhà báo, mỗi năm vợ chồng già này cũng để dành được vài triệu, lo dưỡng già. Thực ra, vườn ruộng ít thế, nhưng biết cách làm và chịu khó thì vẫn sống thoải mái. Có điều, lớp trẻ bây giờ, cứ nôn nóng làm giàu ở đâu đâu, bí lắm mới về lập nghiệp ở quê. Lo lắm, giờ ở thôn toàn người già, trẻ em”.

Nỗi lo của bác Chức là có cơ sở. Cả thôn Lèo có 250 hộ, nhưng chỉ còn chừng hai chục thanh niên vừa học xong trung học phổ thông vẫn bám trụ là vì “chưa kịp” đi đâu. Hầu hết thanh niên đi làm thuê khắp nơi, vào cả miền nam. Nhân nói đến chuyện thu nhập, bác Ðặng Ðình Lượng, 72 tuổi, nguyên là Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Tân Thịnh cho biết: Ðếm cả thôn, hộ có thu nhập 20 triệu đồng/năm chỉ chừng hơn chục hộ, vì ngoài vườn, đồi và ruộng bậc thang ra, thì không còn thu nhập gì khác. Nếu xây dựng NTM mà chỉ khang trang về cơ sở hạ tầng thì chưa đủ, cần tính toán đến thu nhập và việc làm của người dân nữa.

Bác gái Lê Thị Thức, nãy giờ ngồi theo dõi câu chuyện, xen và “Giờ đồng ruộng cấy lúa rất ít, đã chuyển sang trồng rau dưa xuất khẩu, chăn nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng. Tiếng là làm nông nghiệp có lãi, nhưng dịch bệnh cứ lo canh cánh, giá sản phẩm thấp, trong khi chi phí giống, phân bón, giá tiêu dùng tăng cao, nông dân chúng tôi có bao giờ giàu được đâu”.

Ở Tân Thịnh, nông dân thôn Lèo được coi là điển hình về làm ăn năng động. Nhờ thuận lợi về nước tưới, khi huyện, xã đưa giống cây, con mới vào đồng ruộng, người dân trong thôn đều hưởng ứng. Toàn thôn có 100 mẫu canh tác, trong vụ đông, vụ hè đều được phủ kín thuốc lá, dưa bao tử, rau, ngô xuất khẩu. Nhờ làm ăn tốt, việc huy động nhân dân góp vốn đối ứng xây dựng NTM rất thuận lợi. trưởng thôn Ðặng Ðình Cương cho biết, tổng số tiền bà con đóng góp xây dựng từ nay đến cuối năm khoảng 100 triệu đồng, mặc dù UBND tỉnh chỉ vừa phê duyệt đề án, bắt đầu triển khai từ giữa tháng 10 này, nhưng buổi họp dân đầu tháng 9, thôn thu được gần 20 triệu đồng.

Theo đề án xây dựng xã NTM Tân Thịnh của UBND tỉnh Bắc Giang, từ nay đến 2011, Tân Thịnh sẽ đầu tư 91,267 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 37,3 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 8,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 8,5 tỷ đồng, còn lại huy động từ các nguồn khác. Cơ cấu vốn đầu tư sẽ dành 83,1% cho xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp 14,3% và vốn phát triển sản xuất nông nghiệp chỉ là 2,6%. Mặc dù là xã trung du, nhưng diện tích đất nông nghiệp của Tân Thịnh chỉ có 520 ha, trong đó đất lâm nghiệp còn 3,4 ha trồng rừng rải rác. Xã có vùng thuốc lá 170 ha/năm, vùng dưa chuột, ngô bao tử xuất khẩu 50 ha/năm. Năm 2008, thu nhập bình quân của xã đạt 11,9 triệu đồng/năm, cao hơn 0,38 lần bình quân tỉnh Bắc Giang; GDp đạt 104 tỷ đồng, trong đó từ sản xuất nông nghiệp 45 tỷ đồng, từ dịch vụ và ngoài tỉnh chuyển về 59 tỷ đồng. Ðây là mức thu nhập khá cao của một xã vùng trung du, là yếu tố quan trọng để Tân Thịnh được lựa chọn là xã điểm xây dựng mô hình NTM.

Qua rà soát, UBND xã Tân Thịnh xác định, so với 19 tiêu chí xã NTM do Chính phủ ban hành, Tân Thịnh đã đạt tám tiêu chí về trường học, bưu điện, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, có HTX hoạt động hiệu quả, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, hệ thống chính trị vững mạnh và trật tự, an ninh xã hội bảo đảm. trong số 11 tiêu chí còn lại cần phấn đấu hoàn thành vào năm 2011, Tân Thịnh xác định tiêu chí khó đạt mục tiêu đề ra là giải quyết cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Ðồng chí Ðặng Quang Tạo, Chủ tịch UBND xã cho biết, xã có hơn 5.100 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nông nghiệp hơn 60%. Ðến 2011, nghĩa là chỉ 20 tháng nữa, xã phải giải quyết việc làm cho 800 lao động nông nghiệp. Ðiều này khó, vì thời gian gấp quá, nhưng đã có hướng giải quyết. Xã được quy hoạch đến năm 2015 có 200 ha đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng khu công nghiệp. Hiện nay, một tập đoàn kinh tế của nước ngoài dự định thuê 50 ha đất của xã. Nếu những dự án này được triển khai, có thể hy vọng giải quyết được vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp.

Cách làm ở xã Nhân Quyền

Ở tỉnh Hải Dương, nói về xây dựng NTM, nhiều người nhắc tới xã Nhân Quyền (huyện Bình Giang). Ðáng chú ý là, dù không thuận lợi như nhiều xã thuần nông vùng đồng bằng sông Hồng bởi đất chật, người đông, diện tích đất canh tác bình quân của Nhân Quyền chỉ hơn 600 m2/người, với thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, nhưng với bước đi đúng, có nhiều sáng tạo, dù vốn đầu tư của Nhà nước không nhiều, vùng quê này đang dần “thay da, đổi thịt”.

trong mười năm trở lại đây, Nhân Quyền sớm chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang. Theo phó Chủ tịch UBND xã Nhân Quyền, phạm Hoàng Bình, đến nay xã có hệ thống trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; mọi con đường liên xã, liên thôn, ngõ, xóm (khoảng 25 km) được bê-tông hóa; cơ bản “cứng hóa” đường giao thông nội đồng (11 km) và gần 12 km hệ thống kênh mương; cả bốn thôn có nhà văn hóa và đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa; trụ sở làm việc khang trang; các thôn đều có tổ thu gom vệ sinh; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng (bình quân gần 100 em/năm). Từ năm 2000 đến nay, xã huy động gần 30 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất.

Ðể có thành công trên, điều quan trọng là khi xây dựng các công trình, Nhân Quyền thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Người dân trực tiếp tham gia, kiểm tra, giám sát việc xây dựng các công trình phúc lợi. Vì thế, nhiều năm nay, xã luôn chủ động nguồn vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Với việc đầu tư thiết thực, cách làm phù hợp, trên vùng đất lúa đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía bắc, đã thấy thấp thoáng hình dáng những làng mới, xã mới, với “bộ mặt” khang trang hơn, sạch đẹp hơn và quan trọng là đời sống nông dân khá giả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *