Ngày 17/7, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi tham dự Hội nghị Cấp cao Không liên kết lần thứ 15 (HNCC KLK 15) tại thành phố Sam En-sếch (Sham el Sheikh, Ai-cập). Phó Thủ tướng nhấn mạnh, HNCC KLK 15 đã đạt kết quả tốt đẹp, thể hiện trước hết ở sự nhất trí cao của các vị lãnh đạo Phong trào KLK trên các vấn đề lớn được xem xét cũng như nội dung thông qua trong Văn kiện cuối cùng, các tuyên bố của Hội nghị. HNCC lần này đã nêu rõ lập trường, kiến nghị giải pháp của Phong trào KLK về tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế thông qua việc phát huy chủ nghĩa đa phương, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, các cuộc xung đột ở các khu vực, bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, giải trừ quân bị, nâng cao hiệu quả của các hoạt động gìn giữ hòa bình, tái thiết sau xung đột. Đối với cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính, các nhà lãnh đạo các nước KLK nhấn mạnh yêu cầu cải tổ cơ bản hệ thống kinh tế, tài chính quốc tế, tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế quốc tế và thực hiện hiệu quả những thỏa thuận của Hội nghị Cấp cao LHQ mới đây về Khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, nhất là về các biện pháp hỗ trợ, giảm, xóa nợ, tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển. Về những đóng góp của Việt Nam đối với thành công của HNCC KLK 15, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định, Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Phong trào KLK trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của mình. Đây là mối quan hệ có bề dày lịch sử, từ sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Băng-đung (In-đô-nê-xi-a) vào năm 1955 và qua quá trình gắn bó, ủng hộ lẫn nhau giữa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với sự phát triển của Phong trào trong những năm sau đó. Sự tham gia của Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu thể hiện cam kết ở cấp cao của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của Phong trào. Trong thời gian 2 ngày của Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước châu Á, Phi, Mỹ La-tinh và châu Âu. Các nước coi trọng kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước đang phát triển, trong đó có việc cử chuyên gia, giúp phát triển nông nghiệp ở các nước châu Phi. Đây là những hoạt động cụ thể, hiệu quả của hợp tác |