KTĐT – Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt 18 hồ trong khu vực nội thành cho thấy các hồ này đều bị ô nhiễm. Trong hồ có rất nhiều tảo xanh (đặc biệt là hồ Ba Mẫu) và đều có hiện tượng bị phú dưỡng. Các hồ gần khu vực dân cưnhư hồ Đống Đa, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Nhàn có lượng coliform rất lớn, vượt tiêu chuẩn cho phéptừ 100 đến trên 200 lần, vào mùakhô vượt tới hơn 700 lần.
Nhiều nhà khoa học đều có chúng đánh giá là môi trường nước mặt của Hà Nội đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động KT-XH như sự ra đời của hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp trong thành phố cùng với hoạt động tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp quốc phòng và các chất thải bệnh viện, các khu vực dân cư đông đúc, các làng nghề… đã làm cho chất lượng môi trường nước ở thành phố Hà Nội biến đổi nhanh theo chiều hướng tiêu cực. Chất lượng nước các dòng sông đang từng bước bị ô nhiễm, mức độ ô nhiễm ít là Sông Hồng, Sông Đuống, ô nhiễm nặng nhất là 4 con sông thoát nước trong khu vực nội thành (Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ).
Cụthể, nước sông Tô Lịch vào mùa khô: Nhu cầu ô xi sinh học vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu ô xi hóa học vượt 9,86 lần, tổng chất rắn lơ lửng vượt2,11 lần, hàm lượng NO3vượt1,64 lần. Các con sông: Nhuệ, Đáy, Bùi, Tích, Cà Lồ, Cầu, Cầu Bây… đều bị ô nhiễm, nặng nhất là sông Nhuệ. Cụ thể: Tất cả các chỉ tiêu phân tích trên đoạn sông Nhuệ nơi tiếp nhận nước thải từ sông Tô Lịch đều vượt so với quy chuẩn 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt: BOD5 vượt 1,28 lần; tổng Coliform vượt 6,47 lần. Nước sông đã bị ô nhiễm nặng, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Nhiều đoạn sông Nhuệ nước bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của dân cư hai bên bờ.
Trước mắt, từ nay đến cuối năm, Sở TN&MT sẽ thực hiện làm sạch môi trường nước, nạo vét, kè lại 7 hồ là các hồ Quỳnh, Ngọc Khánh, Xã Đàn, Hai Bà Trưng, Hữu Tiệp, Kim Liên và ao đình Ngọc Hà.
Hiện, có 4 đơn vị (Công ty Cổ phần Xanh, Viện hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững – trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Công ty THHH xử lý môi trường PQ) tham gia làm sạch 7 hồ trên theo 4 công nghệ khác nhau.
Đại diện Chi Cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, dựa trên kết quả xử lý thử nghiệm của 7 hồ, sẽ triển khai xử lý tiếp các hồ đã được kè bờ (trừ Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm), ước tính kinh phí xử lý khoảng 30 tỷ đồng. Từ nay đến 2010, Sở TNMT Hà Nội sẽ tiến hành xử lý ô nhiễm tại 26 hồ lớn trong nội đô để trả lại vẻ đẹp cảnh quan cho các hồ trên cũng như đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp khu dân cư xung quanh nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Nguyên Đào