Tạo đàm Chính sách nhà ở tại Việt Nam do Diễn đàn Đô thị Việt Nam và Tổ chức Định cư Con người Liên Hợp quốc (UN Habitat) phối hợp tổ chức đã diễn ra sáng 05/8, tại Hà Nội. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, các chuyên gia, nhà quản lý, các Hiệp hội chuyên ngành của Việt nam và UN Habitat… Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã bàn thảo nhiều vấn đề xung quanh chính sách nhà ở, những kinh nghiêm trong nước và nước ngoài về quản lý và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp.. Đặc biệt là chương trình dự án do UN – HABITAT triển khai tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá cao. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: Cần quan tâm đến nguyện vọng của người dân
Trong thực tiễn phát triển, nhiều vấn bất cập đã nảy sinh và cần những chính sách khác nhau. Tôi đề nghị trong kế hoạch triển khai các đồng chí nên nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, môi trường, nhà ở tái định cư, vấn đề phân phối làm sao cho người có thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở, chính sách phải quam tâm đến người nghèo… Và đặc biệt, trong quá trình khảo sát điều tra cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến của người dân để có những đề suất phù hợp. TS Nguyễn Quang, Đại diện chương trình UN – HABITAT tại Việt Nam: Cần đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng khác nhau
Nhằm cung ứng tốt hơn và giúp người thu nhập thấp tại đô thị Việt Nam tiếp cận nhà ở dành cho họ, đồng thời hỗ trợ chính phủ và các cơ quan khác nhau phân tích một cách hệ thống về lĩnh vực nhà ở tại các đô thị và cấp quốc gia, tăng cường năng lực của các cán bộ hoạch định chính sách… thì việc triển khai dự án về nhà ở là rất cần thiết. Dự án sẽ do UN HABITAT thực hiện với 3 sản phẩm: hồ sơ lĩnh vực nhà ở (gồm phân tích sâu về lĩnh vực nhà ở và đánh giá năng lực), nâng cao năng lực cải thiện chính sách cho các cán bộ các cơ quan nhà nước và địa phương, tư vấn chương trình nhà ở đặc biệt cho đối tượng thu nhập thấp. Ông Ramus Pecht, phòng chính sách, Ban nhà ở, UN- Habitat tại Nairobi, Kenya: Việt Nam là nước châu Á đầu tiên được lựa chọn triển khai dự án
UN Habitat hiện đang triển khai hồ sơ lĩnh vực nhà ở tại 4 nước châu Phi: Malawi, Uganda, Senegal, Tunisia. Việt nam là nước đầu tiên ở châu Á mà chúng tôi lựa chọn triển khai dự án này. Nhiều vấn đề được đề cập đến trong hồ sơ như: Trên cơ sở phân tích những hạn chế trong hoạt động lĩnh vực nhà ở có liên quan như: đất, tài chính, hỗ trợ pháp lý, cơ sở hạ tầng, VLXD, lao động và việc làm, khung pháp lý, cung cầu, năng lực thể chế, khả năng chi trả giữa giá và thu nhập thấp…từ đó đưa ra các hoạt động ưu tiên, với sự tham gia của các bên liên quan như: các Cty Xây dựng, các cơ quan tài chính, chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, cá nhân sở hữu nhà, các tổ chức phi chính phủ…
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng): Hồ sơ về nhà ở rất cần thiết với Việt Nam Hiện nay, chính sách nhà ở cho các đối tượng khác nhau trong xã hội tương đối phủ khắp nhưng để chính sách đi vào cuộc sống chúng ta cũng cần có nghiên cứu kỹ hơn. Hồ sơ lĩnh vực nhà (một phân tích tổng hợp về lĩnh vực nhà) là rất cần thiết, nhằm đóng góp xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Đây là trợ giúp rất bổ ích và cần thiết đối với Việt Nam. Theo đề suất của UN Habitat chương trình thực hiện trong 2 năm nhưng nếu chỉ tập trung ở khu vực đô thị thì chưa bao quát hết được. Khu vực nông thôn Việt Nam hiện đang rất cần, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị thiên tai như Miền Trung, ĐB Sông Cửu Long, miền núi, vùng sâu vùng xa…Chúng tôi đề suất hồ sơ nhà ở Việt Nam bao trùm cả khu vực đô thị và nông thôn. Để đảm bảo hiệu quả của chương trình nên điều chỉnh tiến độ và đồng thời triển khai, đan xen những sản phẩm khác nhau trong chương trình. GS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hiệp Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam: Cần lưu ý đến quy hoạch
|
Nhiều chuyên gia quan tâm đến chính sách về nhà ở tại Việt Nam
61
Bài trước