Một cách “vắt chanh bỏ vỏ”

một trong những căn cứ để bảo đảm quyền lợi cho nlđ trong các dn là thỏa ước lđ tập thể (tư lđtt). nhưng tại hà nội, các chủ dn lại dường như đang ”bỏ quên” hoặc cố tình bỏ qua “bộ luật con” này khi thống kê mới đây của ban kinh tế – chính sách (lđlđ tp hà nội) cho thấy chỉ có 30% dn nqd và 40% dn fdi ký tư lđtt, thấp hơn cả con số bình quân chung trên toàn quốc (50%). song bên trong những bản tư lđtt đã được ký kết, có không ít thoả ước ra đời không chỉ mang tính đối phó, không có quy định quyền lợi cao hơn pháp luật về lao động mà đôi khi còn lấy mất quyền lợi ít ỏi của nlđ.

những tư lđtt lạ đời

một điển hình của những tư lđtt đã lấy mất quyền lợi của nlđ gây xôn xao dư luận thời gian qua xảy ra tại cty cp thép hàn việt (văn điển – hà nội). hai vợ chồng anh huyên và chị ngọc cùng làm việc tại cty cp thép việt hàn. đầu năm 2006, anh huyên được cty chấp nhận chuyển công tác. chị ngọc vẫn làm việc bình thường tại cty. nhưng bất ngờ 1 năm sau, chị ngọc nhận được thông báo của cty với nội dung sẽ đơn phương chấm dứt hđlđ với lý d “theo nội dung điều 9, chương ii, mục d, tư lđtt cty đã ký với nlđ: “… khi bố, mẹ, chồng (hoặc vợ) tự ý bỏ việc, đơn phương xin chấm dứt hđlđ hoặc xin đi nơi khác thì cty sẽ chấm dứt hđlđ theo vợ (hoặc chồng, con)…”. đúng 45 ngày sau, gđ cty này đã chính thức ra quyết định đơn phương chấm dứt hđlđ đối với chị ngọc và trợ cấp thôi việc cho chị số tiền là 2.480.000 đồng.

trong khi đó, điều 38 bộ luật lđ quy định dn chỉ được đơn phương chấm dứt hđlđ trong những trường hợp: lđ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng; lđ bị xử lý kỷ luật sa thải; lđ ốm đau quá dài ngày; dn buộc phải thu hẹp sản xuất do bất khả kháng hoặc dn phải giải thể, phá sản. như vậy, vượt qua quy định của bộ luật lao động, cty cp thép hàn việt dễ dàng sa thải lđ khi chỉ dựa vào điều khoản kỳ quái và trái luật trong tưlđtt.

 một trường hợp điển hình khác được quy định trong tư lđtt của cty tnhh toàn lực (kcn trại gà, phú diễn, từ liêm) là: nlđ sẽ bị phạt 50.000 đồng nếu nghỉ 1 ngày; 2 ngày phạt 100.000 đồng và nghỉ đến 3 ngày thì bị đuổi việc (!?). chính vì “nguyên tắc” này mà chỉ riêng ở phân xưởng đúc của cty có 80 lđ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn có tới 50 người bị sa thải vì vi phạm những quy định trên. thậm chí, theo phản ánh của một số anh em công nhân, nếu công nhân nghỉ… một ngày cũng bị đuổi việc. có lẽ chưa ở đâu công nhân lại bị đuổi việc dễ như thế. 

ngoài ra còn có vô vàn các quy định vô lý đến mức không thể tin được cũng đã xuất hiện trong các bản tư lđtt có sự xác nhận của nlđ như: thay vì đưa vào những nội dung cần được quy định một cách chi tiết, cụ thể trong tưlđtt của dn như chế độ lương, thưởng, bữa ăn ngoài giờ, tham quan, nghỉ mát… thì nhiều dn có những yêu cầu: sau khi làm việc, cống hiến một số năm nhất định, lđ mới được sinh nở; lđ làm việc từ 3 năm trở lên mới được đóng bảo hiểm xã hội…

dn vẫn đang “làm xiếc” quyền lợi nlđ?

thực tế phải khẳng định, việc lấy ý kiến cnlđ đóng góp vào bản tư lđtt  chỉ là chiếu lệ khi chỉ có 20% dn dân doanh và 35% dn fdi xây dựng thang bảng lương… tiến sĩ dương văn sao, viện trưởng viện cn& cđ từng bức xúc chỉ rõ: ”trên thực tế nhiều khoản đã được thỏa thuận và thực hiện như tiền ăn, tiền xe, tiền nhà, tiền chuyên cần nhưng không có dn nào ghi vào tư lđtt. điều này thể hiện sự chi trả của chủ dn như là việc ban ơn, ban phát của họ, đồng thời dùng nó để làm phương tiện quản lý lao động (tiền chuyên cần) khi cần thiết có thể cắt bỏ mà không bị coi là vi phạm pháp luật”.

sở dĩ có tình trạng này là vì chủ dn không muốn gắn trách nhiệm của mình với nlđ về những quyền lợi hơn luật; tư lđtt quy định trong bộ luật lao động nhưng lại là văn bản mang tính thoả thuận nên một số dn lấy cớ không thoả thuận được nên không ký kết tư lđtt. bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khá quan trọng là nlđ và không ít cán bộ công đoàn không đủ năng lực để tiến hành thương lượng với giới chủ trong ký kết tư lđtt.

điều đáng nói, những tư lđtt trái luật không bị vô hiệu hoá mà còn nghiễm nhiên tồn tại và được đăng ký một cách đàng hoàng tại sở lđtbxh hà nội chính là bất cập trong việc quy định đăng ký, quản lý tư lđtt. theo nghị định 93/2002/nđ-cp chỉ quy định và yêu cầu dn gửi bản tư lđtt đến sở lđtb&xh để đăng ký, mà không quy định sở phải ra thông báo công nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, thay thế bản tư lđtt như trước đây. nếu phát hiện các điều khoản sai trái trong tư lđtt thì dn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. tuy nhiên, theo nhiều dn “cãi” thì việc họ nộp tư lđtt về cho sở lđtb&xh và không thấy có ý kiến phản hồi thì đương nhiên tư lđtt của họ đã được cơ quan chức năng công nhận và họ cứ việc mang ra áp dụng khi thấy cần.

 có phải chăng vì thế mà các bản tư lđtt hoặc không ra đời hoặc có ra đời thì chẳng những không bảo vệ được quyền lợi nlđ mà đôi khi còn là “hình phạt” lơ lửng trên đầu nlđ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *