|
KTĐT – Theo các chuyên gia kinh tế, tài nguyên đất là thứ mà Hà Nội có thể tận dụng, khai thác để tạo nên nguồn vốn lớn phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất đến nay vẫn đang bị sử dụng lãng phí…
Biến đất thành “vàng”
Hà Nội vẫn nổi tiếng về chuyện “tấc đất tấc vàng”. Một trong những minh chứng gần nhất là những vùng đất chập trùng đồi núi hay đất nông nghiệp kém hiệu quả của tỉnh Hà Tây khi vừa sáp nhập về Hà Nội, ngay lập tức đều biến thành “vàng”.
Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn GELEXIMCO với diện tích 135ha, nằm tại huyện Hoài Đức và hai bên đường Lê Trọng Tấn quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 18km. Sau khi bồi thường giá đất nông nghiệp và chưa cần phải hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư đã bán được đất nền với mức giá trong hợp đồng hơn 10 triệu đồng/m2, còn giá trên thị trường thì trên dưới 20 triệu đồng/m2. Các dự án Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Văn Khê, cũng tương tự.
Về nguồn tài nguyên đất phía Tây Hà Nội, ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Công ty Bất động sản Đất Nam Đô cho rằng: Với hàng trăm dự án phát triển đô thị ở phía Tây, nếu Hà Nội thuê các đơn vị xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng như dự án GELEXIMCO, An Khánh, Văn Khê… đã làm, rồi tổ chức đấu giá trên thị trường, thành phố sẽ thu được nguồn vốn đáng kể cho ngân sách.
Trong nội thành Hà Nội, các chuyên gia địa ốc không bất ngờ khi dự án Mipec Tower xây dựng 300 căn hộ cao cấp tại khu đất số 229 phố Tây Sơn, quận Đống Đa lại được rao bán với giá từ 1.800 đến 2.100 USD/m2 (32 – 34 triệu đồng/m2), tương đương gần 1,5 cây vàng/m2 dù chưa phải vị trí trung tâm thành phố. Cùng với dự án Mipec Tower-Tây Sơn, trên địa bàn Hà Nội còn hàng chục dự án khác như Vincom Park Place, dự án căn hộ cao cấp thuê dài hạn với giá 3.300 USD/m2, Keangnam, Tháp BIDV.
Qua giá trị vàng của vùng đất phía Tây và các khu đất nội thành, các chuyên gia kinh tế cho rằng Hà Nội hoàn toàn có thể tăng thu cho ngân sách từ việc tạo ra các giá trị gia tăng từ các khu đất vàng của chính mình. Ví dụ, Hà Nội có thể mạnh dạn thí điểm việc mở rộng thêm 2 bên đường từ tuyến Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu đến Voi Phục (kế tiếp giai đoạn I, tuyến Kim Liên-Ô Chợ Dừa, tuyến đường đắt nhất Việt Nam).
Thay vì chỉ giải phóng mặt bằng 100m, Hà Nội sẽ mở rộng tới 200m (mở rộng thêm mỗi bên 50m) quỹ đất này sẽ được đấu giá cho các doanh nghiệp đầu tư các cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà ở cao cấp. Giải pháp này vừa giúp Hà Nội tăng thu cho ngân sách, vừa khắc phục được tình trạng nhà siêu mỏng, phố siêu khấp khểnh. Giải pháp này được tổ chức JICA (Nhật Bản) tư vấn với thành phố gần 20 năm qua nhưng chưa thể áp dụng.
Biến “vàng” thành đất
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, trong vòng 6 năm (từ 1/1/2003 đến 31/12/2008), các cơ quan có thẩm quyền của thành phố đã giao đất, cho thuê đất hơn 3.400 dự án với tổng diện tích 33.143ha.
Báo cáo gần đây của các đơn vị được giao sử dụng đất cho thấy có tới 381 dự án “treo” dưới nhiều hình thức như chủ đầu tư không đủ năng lực, chậm giải phóng mặt bằng, xin điều chỉnh quy hoạch… khá nhiều dự án đã không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất hoặc chậm 24 tháng so với tiến độ được duyệt.
Với hiện tượng trên, chưa tính đến việc các dự án được triển khai đã sử dụng đất hiệu quả ra sao mà chỉ tính hàng trăm dự án “treo” như vậy đã khiến ngân sách Hà Nội thất thu đáng kể.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội), làm phép tính đơn giản, một doanh nghiệp để hoang 1.000m2 đất thì chỉ cần trồng rau, mỗi năm đã tạo thu nhập cho cả chục người và doanh thu cũng không nhỏ. Nếu đất ấy có vị trí đắc địa, được đem cho thuê, nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn hơn. Đặc biệt là đất của Hà Nội.
Ông cho ví dụ: một khu đất ở đường Bà Triệu trước đó chỉ làm một xưởng sản xuất nhỏ, nhưng khi được giao cho một công ty cổ phần, họ đã tạo ra doanh thu lên đến triệu USD/năm vì sử dụng đúng giá trị của đất. Và đương nhiên, tiền thuế Nhà nước thu được từ việc công ty nọ sử dụng đất hiệu quả đã được nhiều hơn.
Ngoài ý nghĩa tạo ra doanh thu cho ngân sách Nhà nước, việc sử dụng đất hiệu quả còn góp phần tăng cung văn phòng cho thuê, nhà ở cho thị trường bất động sản, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Cần mạnh tay với dự án “treo”
Hà Nội sau 1 năm mở rộng, đang có hơn 380 dự án “treo”. Trong đó, không ít dự án, chủ dự án mới chỉ giăng lên tấm quảng cáo quy hoạch dự án rồi án binh bất động. Theo các chuyên gia kinh tế, đây chỉ là hành vi đầu cơ đất của các chủ đầu tư kể cả đủ năng lực và không đủ năng lực tài chính. Do có quan hệ, các chủ đầu tư “chạy” các dự án rồi sang tay hay hợp tác. Với các dự án “treo” này, ngân sách Hà Nội chẳng được gì.
Ông Vũ Ngọc Kích – Chuyên viên chính Vụ Chính sách và Pháp chế – Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Hà Nội cần rà soát lại các dự án và kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư không đủ năng lực.
Nguồn đất thu hồi sẽ được giao lại cho các trung tâm phát triển quỹ đất của Hà Nội và các quận để các cơ quan này giao dự án cho những doanh nghiệp thực sự có năng lực triển khai dự án đúng quy hoạch, tiến độ, góp phần tăng thu cho ngân sách và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Nếu không quản lý vấn đề này, đối tượng hưởng lợi trong các dự án “treo”, quy hoạch “treo” sẽ là các chủ dự án chứ không phải thành phố.
Biến đất thành “vàng”
Hà Nội vẫn nổi tiếng về chuyện “tấc đất tấc vàng”. Một trong những minh chứng gần nhất là những vùng đất chập trùng đồi núi hay đất nông nghiệp kém hiệu quả của tỉnh Hà Tây khi vừa sáp nhập về Hà Nội, ngay lập tức đều biến thành “vàng”.
Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn GELEXIMCO với diện tích 135ha, nằm tại huyện Hoài Đức và hai bên đường Lê Trọng Tấn quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 18km. Sau khi bồi thường giá đất nông nghiệp và chưa cần phải hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư đã bán được đất nền với mức giá trong hợp đồng hơn 10 triệu đồng/m2, còn giá trên thị trường thì trên dưới 20 triệu đồng/m2. Các dự án Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Văn Khê, cũng tương tự.
Về nguồn tài nguyên đất phía Tây Hà Nội, ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Công ty Bất động sản Đất Nam Đô cho rằng: Với hàng trăm dự án phát triển đô thị ở phía Tây, nếu Hà Nội thuê các đơn vị xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng như dự án GELEXIMCO, An Khánh, Văn Khê… đã làm, rồi tổ chức đấu giá trên thị trường, thành phố sẽ thu được nguồn vốn đáng kể cho ngân sách.
Trong nội thành Hà Nội, các chuyên gia địa ốc không bất ngờ khi dự án Mipec Tower xây dựng 300 căn hộ cao cấp tại khu đất số 229 phố Tây Sơn, quận Đống Đa lại được rao bán với giá từ 1.800 đến 2.100 USD/m2 (32 – 34 triệu đồng/m2), tương đương gần 1,5 cây vàng/m2 dù chưa phải vị trí trung tâm thành phố. Cùng với dự án Mipec Tower-Tây Sơn, trên địa bàn Hà Nội còn hàng chục dự án khác như Vincom Park Place, dự án căn hộ cao cấp thuê dài hạn với giá 3.300 USD/m2, Keangnam, Tháp BIDV.
Qua giá trị vàng của vùng đất phía Tây và các khu đất nội thành, các chuyên gia kinh tế cho rằng Hà Nội hoàn toàn có thể tăng thu cho ngân sách từ việc tạo ra các giá trị gia tăng từ các khu đất vàng của chính mình. Ví dụ, Hà Nội có thể mạnh dạn thí điểm việc mở rộng thêm 2 bên đường từ tuyến Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu đến Voi Phục (kế tiếp giai đoạn I, tuyến Kim Liên-Ô Chợ Dừa, tuyến đường đắt nhất Việt Nam).
Thay vì chỉ giải phóng mặt bằng 100m, Hà Nội sẽ mở rộng tới 200m (mở rộng thêm mỗi bên 50m) quỹ đất này sẽ được đấu giá cho các doanh nghiệp đầu tư các cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà ở cao cấp. Giải pháp này vừa giúp Hà Nội tăng thu cho ngân sách, vừa khắc phục được tình trạng nhà siêu mỏng, phố siêu khấp khểnh. Giải pháp này được tổ chức JICA (Nhật Bản) tư vấn với thành phố gần 20 năm qua nhưng chưa thể áp dụng.
Biến “vàng” thành đất
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, trong vòng 6 năm (từ 1/1/2003 đến 31/12/2008), các cơ quan có thẩm quyền của thành phố đã giao đất, cho thuê đất hơn 3.400 dự án với tổng diện tích 33.143ha.
Báo cáo gần đây của các đơn vị được giao sử dụng đất cho thấy có tới 381 dự án “treo” dưới nhiều hình thức như chủ đầu tư không đủ năng lực, chậm giải phóng mặt bằng, xin điều chỉnh quy hoạch… khá nhiều dự án đã không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất hoặc chậm 24 tháng so với tiến độ được duyệt.
Với hiện tượng trên, chưa tính đến việc các dự án được triển khai đã sử dụng đất hiệu quả ra sao mà chỉ tính hàng trăm dự án “treo” như vậy đã khiến ngân sách Hà Nội thất thu đáng kể.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội), làm phép tính đơn giản, một doanh nghiệp để hoang 1.000m2 đất thì chỉ cần trồng rau, mỗi năm đã tạo thu nhập cho cả chục người và doanh thu cũng không nhỏ. Nếu đất ấy có vị trí đắc địa, được đem cho thuê, nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn hơn. Đặc biệt là đất của Hà Nội.
Ông cho ví dụ: một khu đất ở đường Bà Triệu trước đó chỉ làm một xưởng sản xuất nhỏ, nhưng khi được giao cho một công ty cổ phần, họ đã tạo ra doanh thu lên đến triệu USD/năm vì sử dụng đúng giá trị của đất. Và đương nhiên, tiền thuế Nhà nước thu được từ việc công ty nọ sử dụng đất hiệu quả đã được nhiều hơn.
Ngoài ý nghĩa tạo ra doanh thu cho ngân sách Nhà nước, việc sử dụng đất hiệu quả còn góp phần tăng cung văn phòng cho thuê, nhà ở cho thị trường bất động sản, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Cần mạnh tay với dự án “treo”
Hà Nội sau 1 năm mở rộng, đang có hơn 380 dự án “treo”. Trong đó, không ít dự án, chủ dự án mới chỉ giăng lên tấm quảng cáo quy hoạch dự án rồi án binh bất động. Theo các chuyên gia kinh tế, đây chỉ là hành vi đầu cơ đất của các chủ đầu tư kể cả đủ năng lực và không đủ năng lực tài chính. Do có quan hệ, các chủ đầu tư “chạy” các dự án rồi sang tay hay hợp tác. Với các dự án “treo” này, ngân sách Hà Nội chẳng được gì.
Ông Vũ Ngọc Kích – Chuyên viên chính Vụ Chính sách và Pháp chế – Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Hà Nội cần rà soát lại các dự án và kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư không đủ năng lực.
Nguồn đất thu hồi sẽ được giao lại cho các trung tâm phát triển quỹ đất của Hà Nội và các quận để các cơ quan này giao dự án cho những doanh nghiệp thực sự có năng lực triển khai dự án đúng quy hoạch, tiến độ, góp phần tăng thu cho ngân sách và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Nếu không quản lý vấn đề này, đối tượng hưởng lợi trong các dự án “treo”, quy hoạch “treo” sẽ là các chủ dự án chứ không phải thành phố.
Tin Tức/Vietnam+