Môi trường sạch cho nông thôn: Mục tiêu xa vời

“không thể có nền nông nghiệp sạch nếu đất bẩn, nước bẩn, môi trường sinh thái ô nhiễm”, bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cao đức phát đã nói như vậy tại hội nghị bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn được tổ chức mới đây. nếu nhìn vào thực trạng đất, nước, môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn hiện nay, mục tiêu nền nông nghiệp sạch xem ra vẫn còn rất xa vời.

sức ép môi trường

tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chất thải làng nghề, chất thải sinh hoạt… đang gây sức ép đối với môi trường của bất cứ làng quê nào hiện nay. hầu hết các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của ngành nông nghiệp đều gặp vấn đề lớn liên quan đến môi trường. dù đóng góp tới gần 9 tỷ usd kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 nhưng ngành trồng trọt cũng gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. phó cục trưởng cục trồng trọt (bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) phan huy thông cho biết, do thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng nên tình trạng sâu bệnh gia tăng đi kèm với sự suy giảm độ mầu của đất khiến nông dân gia tăng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) và phân bón vượt mức cho phép nhiều lần. theo ước tính, năm 2007, có khoảng gần 4 triệu tấn phân bón các loại (chiếm 55-60%) bị bón lãng phí do cây trồng không hấp thụ được. cộng với việc sử dụng 75.000 tấn thuốc bvtv (gấp đôi lượng thuốc của năm 2000) một cách lạm dụng, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm đất, nước tại nhiều vùng nông thôn.

lĩnh vực chăn nuôi cũng không “kém cạnh” về khả năng gây ô nhiễm. theo ông hoàng kim giao – cục trưởng cục chăn nuôi (bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), mỗi năm ngành này thải ra môi trường 78 triệu tấn chất thải rắn, trong đó khoảng 60% chưa qua xử lý được đổ thẳng xuống hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng. cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi nhưng chỉ 10% có hệ thống xử lý chất thải. hệ luỵ của thực trạng này là sự ô nhiễm môi trường sống trầm trọng, sự bùng phát và dai dẳng kéo dài của nhiều loại dịch bệnh gia súc, gia cầm. ngành thuỷ sản cũng điêu đứng vì những hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường, kéo theo dịch bệnh trên tôm, cá. từ năm 1993 đến nay, dịch bệnh thủy sản xảy ra liên tiếp làm mất trung bình 83 tỷ đồng/năm. kết quả điều tra 2 năm 2006-2007 tại 184 nhà máy chế biến thuỷ sản có tới 90% gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau.

ngoài ra, ô nhiễm từ các làng nghề tiếp tục là một vấn nạn đã được phản ánh từ lâu song việc giải quyết vẫn đang bị bỏ trống. đáng lo ngại là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề như làm giấy, luyện sắt thép, chế biến nông sản, thực phẩm… đã và đang đe dọa ngày càng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. bên cạnh đó, lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn khoảng 100 triệu tấn/năm, dự báo đến năm 2010 sẽ lên đến 145 triệu tấn/năm nhưng chỉ thu gom được từ 30-40% và đều đổ ở những bãi rác tạm có diện tích nhỏ, không có biện phá xử lý nguồn nước rác…

lúng túng giải quyết

thực trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn đang ở mức báo động đỏ, song vấn đề đáng lo ngại là những giải pháp cho vấn đề này còn rất mông lung và việc thực hiện các giải pháp này còn quá xa vời. một mảng khối lượng công việc bề bộn như thế nhưng những việc đã làm được của ngành nông nghiệp mới dừng lại ở 8 chương trình, dự án quốc gia để phục hồi hệ sinh thái, môi trường nông nghiệp, triển khai các mô hình xử lý chất thải.

trong khi đó, theo phó vụ trưởng vụ khoa học công nghệ và môi trường nguyễn bỉnh thìn, từ khi sắp xếp lại cơ cấu, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mới hình thành lực lượng bảo vệ môi trường, lại làm việc kiêm nhiệm, mỏng và yếu. sự chồng chéo về quản lý tài nguyên, như nước, khu bảo tồn… với bộ tài nguyên – môi trường cũng gây khó khăn trong hoạt động. bên cạnh đó, với kinh phí ít ỏi (22 tỷ cho cả năm 2008) đang là những rào cản lớn khi vạch ra giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề môi trường ở tầm quốc gia. hiện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mới bắt đầu triển khai xây dựng đề án nhằm tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn.

bộ trưởng cao đức phát cũng thừa nhận ngành nông nghiệp vẫn lúng túng trong việc giải quyết vấn đề môi trường khi còn sa đà vào những dự án mà chưa thực sự quan tâm ở tầm quốc gia. ông phát cho rằng, trước hết phải có sự thay đổi nhận thức của toàn ngành nông nghiệp về vấn đề này. bên cạnh đó, bộ cũng sẽ triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về môi trường ngành nông nghiệp, hình thành mạng lưới quan trắc môi trường, đồng thời có cơ chế chính sách để toàn xã hội có thể tham gia giải quyết vấn đề môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *