sáng qua (22/10), phó thủ tướng nguyễn thiện nhân đã thay mặt chính phủ trình quốc hội dự án luật quy hoạch đô thị. tiếp đó, chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của quốc hội hà văn hiền trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này. chiều cùng ngày, qh tập trung thảo luận tại tổ về dự án luật quy hoạch đô thị.
đa số ý kiến thảo luận tại tổ đều thống nhất về việc cần thiết ban hành luật này. việc luật quy hoạch đô thị được ban hành sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở nước ta là công cụ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị, bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại, đồng bộ với phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. không phân loại đô thị theo cấp hành chính
thảo luận về điều 5, phân loại đô thị, có ba loại ý kiến khác nhau: thứ nhất, đề nghị quy định phân loại đô thị phù hợp với cấp hành chính. thứ hai, đề nghị không phân loại đô thị trong dự thảo luật quy hoạch đô thị vì việc phân loại đô thị hiện nay đang có nhiều bất cập, không phù hợp với cấp hành chính, ví dụ: có trường hợp tp thuộc tỉnh lại là đô thị loại i nhưng thành phố trực thuộc trung ương lại là đô thị loại ii, dẫn đến khó khăn cho công tác phân cấp quản lý nhà nước về đô thị. mặt khác, các tiêu chí để phân loại đô thị hiện nay có thể thay đổi cùng với sự phát triển kt-xh của đất nước, nếu quy định cứng trong luật thì khi tiêu chí phân loại đô thị thay đổi lại phải sửa luật. thứ ba, đề nghị phân loại đô thị theo tính chất đô thị, như là đô thị du lịch, đô thị thương mại, đô thị sinh thái… tuy nhiên, đa số ý kiến tán thành theo hướng không quy định cụ thể về phân loại đô thị trong dự thảo luật mà giao cho chính phủ quy định để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển đô thị, phù hợp với đặc thù của đô thị việt nam. ubnd tổ chức lập quy hoạch đô thị thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị là vấn đề quan trọng được nhiều đb quan tâm. có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc, xem xét kỹ để bảo đảm quy hoạch đô thị được lập một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở từng cấp, từng địa phương, định hướng tốt cho việc phát triển đô thị trong tương lai. vì vậy, đề nghị quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của ubnd cấp tỉnh và cấp huyện trong việc tổ chức lập quy hoạch đô thị tại địa phương. đối với các tp trực thuộc trung ương cũng nên để ubnd tp tổ chức lập quy hoạch đô thị, bộ xây dựng tổ chức thẩm định, thủ tướng chính phủ phê duyệt. bộ xây dựng chỉ lập quy hoạch đô thị cho các trường hợp đặc biệt do chính phủ giao. việc giao ubnd tổ chức lập quy hoạch đô thị là phù hợp, bởi vì việc lập quy hoạch đô thị sẽ do các tổ chức có đủ điều kiện, kể cả các tổ chức tư vấn nước ngoài lập quy hoạch đô thị thực hiện theo hợp đồng với ubnd. đối với các đô thị mới, tùy theo loại đô thị và mức độ quan trọng của quy hoạch đô thị mà phân cấp thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch cho ubnd cấp tỉnh. thời hạn của quy hoạch đô thị là bao nhiêu năm theo các quy định về lập đồ án quy hoạch đô thị thì thời hạn quy hoạch chung các đô thị trực thuộc trung ương từ 20 – 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm; thời hạn quy hoạch chung các tp, thị xã trực thuộc tỉnh và đô thị mới từ 20 – 25 năm; thời hạn quy hoạch chung đô thị trực thuộc huyện là từ 10 – 15 năm. đối với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết thì thời hạn theo yêu cầu quản lý và phát triển đô thị và nhu cầu đầu tư. thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm. qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với thời hạn quy hoạch chung đô thị là từ 20 – 25 năm. tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các đô thị của chúng ta hiện đang có tốc độ phát triển rất nhanh nên cần xem xét các loại thời hạn quy hoạch nhằm bảo đảm thuận tiện và tính khả thi cho công tác quản lý. có ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị phải bảo đảm tính ổn định lâu dài đến 50 năm. có ý kiến đề nghị quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cũng phải có thời hạn nhất định phù hợp với trình độ quản lý và phát triển đô thị, tránh tình trạng quy hoạch treo. chuẩn bị quỹ đất đô thị – hạn chế nhà siêu mỏng, siêu méo uỷ ban kinh tế đề nghị, dự thảo luật cần có quy định việc nhà nước chủ động thu hồi những diện tích còn lại không đáp ứng được nhu cầu xây dựng để hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, siêu nhỏ, bảo đảm mỹ quan đô thị khi thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị theo quy hoạch chứ không phải là chỉ thu hồi khi có đề nghị của người sử dụng đất. đối với các công trình được phép xây dựng tạm khi chờ thực hiện quy hoạch đô thị thì chỉ tồn tại trong thời hạn nhất định được quy định trong giấy phép xây dựng, hết thời hạn chủ sở hữu công trình phải tự động tháo dỡ và không được bồi thường (khoản 3 điều 62 và khoản 2 điều 63 của luật xây dựng), do đó, không cần thiết quy định lại nguyên tắc này. tuy nhiên, cần có quy định về thời hạn thực hiện quy hoạch chi tiết để hạn chế tình trạng quy hoạch treo, quá thời hạn mà quy hoạch không được thực hiện thì phải tuyên bố hủy bỏ quy hoạch để bảo vệ lợi ích của người dân bị tác động bởi quy hoạch treo. ngoài ra, các đb còn tập trung thảo luận những vấn đề xung quanh đồ án quy hoạch đô thị; cải tạo chỉnh trang đô thị (điều 33); đối tượng của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (điều 38); thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị (điều 44)…; điều chỉnh quy hoạch đô thị (chương iv); công bố và công khai quy hoạch (điều 54)…
|