3
khu vực đồng bằng sông cửu long (đbscl) có 20 khu công nghiệp (kcn) với tổng diện tích quy hoạch 3.645 ha nhưng diện tích đất đã cho thuê mới dừng lại ở con số 810 ha, đạt tỉ lệ 22,2%. theo thẩm quyền, 13 tỉnh, thành ở khu vực đất đai màu mỡ này còn lập 177 cụm công nghiệp với diện tích 15.457 ha, hiện cũng chỉ mới có 15 cụm với diện tích 701 ha đang hoạt động, chiếm tỉ lệ chỉ 4,5% tổng diện tích qui hoạch. đó là chưa tính phần diện tích đã cho thuê song trên thực tế nhiều nhà đầu tư xin thuê đất xong rồi để đó.
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do các khu, cụm công nghiệp chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù các địa phương ở đbscl liên tục mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. theo tiến sĩ võ hùng dũng, giám đốc phòng thương mại và công nghiệp chi nhánh cần thơ, hệ thống giao thông, cảng sông, biển ở đbscl còn yếu kém cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư nản lòng. hiện tại, các tuyến quốc lộ huyết mạch của miền tây như quốc lộ 91, 80, 54, 57, 60 đều hư hỏng nghiêm trọng hoặc được thi công với tốc độ quá chậm, giao thông thường xuyên bị ách. hai tuyến vận tải thủy quan trọng nhất là sông tiền, sông hậu thì tàu có tải trọng trên 5.000 tấn không thể lưu thông. việc xuất hàng hóa bằng container xem như bằng không. gần đây, khi chính phủ yêu cầu các địa phương không được tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu, cụm công nghiệp thì các tỉnh lại kêu thiếu đất sạch cho các nhà đầu tư thuê. nhưng thực tế, hiện có 17.690/19.102 ha đất tại các khu, cụm công nghiệp đang bị bỏ trống trong nhiều năm qua. theo tính toán của các chuyên gia, để có một ha đất sạch (đất đã giải tỏa, bồi thường, rà phá bom mìn, xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng) giao cho nhà đầu tư, chi phí khoảng 4 tỉ đồng. như vậy, các tỉnh miền tây đã lãng phí hàng chục ngàn tỉ đồng./.
|