2
được sự đồng ý của cục di sản- bộ văn hoá – thể thao và du lịch, trung tâm nghiên cứu khảo cổ (viện phát triển bền vững vùng nam bộ)- viện khoa học xã hội việt nam đã phối hợp với ban quản lý di tích – sở văn hoá – thể thao & du lịch tỉnh bình định, cùng các chuyên gia khảo cổ học, do tiến sỹ bùi chí hoàng phụ trách, đã tiến hành khai quật khảo cổ học tháp bình lâm, toạ lạc tại xóm long mai, thôn bình lâm, xã phước hoà, huyện tuy phước, tỉnh bình định.
qua kết quả khai quật khảo cổ học tại tháp này, các nhà khoa học đã đi đến kết luận cho thấy có nhiều phát hiện mới rất có giá trị để làm cơ sở cho việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng và khai thác giá trị văn hoá du lịch hấp dẫn.
cụ thể qua công tác khai quật đã phát hiện được 91 mảnh của tượng tròn và phù điêu, tượng rắn na ga…bằng đá, tất cả đều bị đập vỡ và vùi lấp ở độ sâu từ 1,2 – 1,5 m, qua đó xác định được niên đại của tháp này được xây dựng vào thế kỷ x-xi, là tháp được xây dựng sớm nhất tại bình định. ngoài ra còn tìm thấy 127 tai đá lửa, trong đó có 119 tiêu bản bằng đá và 8 tiêu bản bằng đất nung và từ loại hình, kích thước, chất liệu đá, mô típ trang trí có thể chia bộ sưu tập tai đá lửa này thành 3 nhóm tương ứng với 3 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau qua các thế kỷ x-xi; thế kỷ xii đến đầu thế kỷ xiii và từ thế kỷ xiii- xiv.
đặc biệt qua khai quật gần khu vực xung quanh chân tháp cho thấy đến nay, tháp đã được nhiều lần tôn tạo và hiện tại tháp đang bị nghiêng khoảng 5 độ về phía đông nam.
qua khai quật khảo cổ học tháp bình lâm lần này, các nhà khoa học và các nhà quản lý tỉnh bình định đều đi đến thống nhất, khẩn trương hoàn thành các thủ tục trình cục di sản- bộ văn hoá -thể thao và du lịch xem xét phê duyệt đầu tư trùng tu tôn tạo lại tháp, nếu để kéo dài thì nguy cơ tháp sẽ bị đổ, do địa hình khu vực tháp là vùng thường bị xẩy ra lũ lụt lớn hàng năm. trước mắt, tỉnh bình định sẽ nghiêm cấm không cho các xe tải đi vào con đường đi qua tháp, vì tiếng động mạnh sẽ làm tháp rung lên thì nguy cơ ngã đổ càng cao; tiến hành lập phương án qui hoạch giải phóng 4 hộ dân ở khu vực xung quanh tháp, tạo khuôn viên và cảnh quan sạch đẹp của khu tháp, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ di tích lịch sử văn hoá này.
tháp bình lâm, cao 20 mét, toạ lạc trên diện tích 1600 m2; trong đó kiến trúc của tháp gồm 3 tầng, bình đồ vuông, có 4 mặt nhô ra hình thành các cửa giả ở 3 mặt: tây- nam – bắc và một cửa chính vào phía trong 4,3m và tường dày 2,4 m. đây là cụm di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1993./.
|