9
một biển nước trắng xóa, xa xa thoáng thấy vài nóc nhà “ngoi ngóp” giữa sông nước mênh mông… là cảnh tượng hoang tàn bao trùm lên cả khu đập tràn lạc khoái (gia viễn – ninh bình) và các xã vùng xả lũ, chậm lũ của huyện nho quan sau 3 ngày “sống chung với lũ“. việc di chuyển của người dân nơi đây đều được… “đi bằng tay”. hàng trăm túp lều tạm đã được dựng lên, người và gia súc sống chung với nhau – cảnh sinh hoạt ảm đạm và mệt mỏi vì vật lộn ới nước lũ của người dân quanh khu vục bờ đê gia tường – đức long (nho quan).
chiều 3/11, mưa tạm lắng nhưng không khí buồn bã vẫn còn vây quanh cuộc sống của người dân vùng lũ nơi đây. cuộc sống sau trận lũ lịch sử năm 2007 còn chưa kịp lấy lại ổn định thì mùa màng cây cối, hoa màu, gia súc… của họ lại tiếp tục hứng chịu sự ”dày vò” của thiên tai. hơn 11 nghìn ha cây vụ đông và 500 ha nuôi cá của bà con nơi đây đã bị nhấn chìm trong biển nước… anh chu đức thành ở thôn phú nhiêu (đức long – nho quan) rầu rĩ: khi nước ập về bất ngờ, gia đình tôi không kịp trở tay nên khi chạy sơ tán không mang theo được vật dụng gì. toàn bộ rau màu và đàn vịt là cả gia sản cũng đã bị nước lũ cuốn trôi khiến cho gia đình tôi thêm mối nợ lớn khi nợ cũ chưa trả nổi. giờ cả nhà phải sống trong một túp lều ngoài đê và trông chờ vào nguồn hàng cứu trợ.
chứng kiến cuộc sống của người dân sau lũ nơi đây mới thấy hết nỗi cơ cực của sự thiếu thốn: không nhà cửa, không điện, không nuớc… và cũng chính trong lúc này tình người nơi đây mới cảm động biết bao. từng gói mì tôm, từng bếp củi dựng tạm với những bữa cơm rau mắm đậm đà tình làng nghĩa làng xóm được người dân chung lòng chia sẻ, góp chia cùng nhau. sự hy sinh, vất vả oằn mình giữ đập chống lũ của những chiến sĩ áo xanh nơi đây cũng vô cùng đáng khâm phục. đến tràn lạc khoái (gia viễn – ninh bình) thời điểm này, chúng tôi đã cảm nhận dần sự yên ả của con nuớc nơi đây. tuy mức nước tại đây vẫn trên mức báo động 3 nhưng đã hạ hơn so với mức mấp mé vượt tràn của ngày hôm qua. bao công sức vật lộn để gia cố, chặn bao tải chắn sóng con trạch này của các chiến sĩ bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chinh phục được dòng nước hung dữ. “mục sở thị” con trạch chắn sóng của tràn lạc khoái mới thấy hết sự nguy hiểm và vất vả của các chiến sĩ trong những đêm mưa gió qua. trung tá đinh khắc sơn – tiểu đoàn 855 (bộ chỉ huy quân sự tỉnh ninh bình) tâm sự: được báo động khẩn cấp phải đi chống lũ trên gia viễn vào đêm 1/11, anh em chiến sĩ đã cấp tập lên đường làm nhiệm vụ với tinh thần cố gắng cao nhất, không kể đêm mưa rét hay lũ lớn. sau khi gia cố xong, chiến sĩ đã thay nhau túc trực để báo động tình trạng khẩn cấp, tránh xảy ra thế bị động đối với lũ. nhiều anh em thấp thỏm mặc cả áo mưa trong lúc chợp mắt tranh thủ để luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với thủy thần. khi nghe hung tin một đồng đội ở quân đoàn 1 hy sinh trước cơn lũ dữ, nhiều anh em đã nuốt nước mắt mà gồng mình vật lộn với con nuớc như muốn làm thêm cả phần của đồng chí mình.
tại những vùng bị ảnh hưởng có nguy cơ nhấn chìm bất cứ lúc nào, cuộc sống của người dân vô cùng bất an. những gia đình ở các xã gia lạc, gia hưng… (gia viễn) luôn trong cảnh “vườn không nhà trống”. anh quách văn hà (gia hưng – gia viễn) thất thần: gia đình tôi giờ chia cắt mỗi người một nơi. vì người già và trẻ nhỏ đã được đưa đi sơ tán. còn tôi phải túc trực ngoài đập để cùng với lục lượng xung kích gia cố đê nhưng trong lòng thì luôn “rối như tơ vò” vì không biết rồi còn gì xảy ra nữa trong lúc “nước sôi lửa bỏng” thế này.
cuộc sống người dân với vô vàn sự vất vả về nỗi lo miếng cơm, manh áo nhưng bên cạnh đó là những nguy hiểm luôn rình dập về dịch bệnh. vì nhiều vùng đang bị cô lập hoàn toàn, hệ thống đường giao thông, trạm y tế bị ngập chìm trong nước khiến cho đời sống nơi đây gần như bị cô lập. mọi sinh hoạt của nhiều gia đình được diễn ra trên nóc nhà, không nước sạch sinh hoạt, nguồn nước duy nhất của họ giờ chính là biển nước mênh mông đó. bởi vậy, lực lượng nhân viên y tế đang dồn sức ứng cứu thuốc men, cung cấp cloramin b… giúp dân khử trùng nước ăn và hướng dẫn cách phòng chữa các bệnh về mắt, da, đường ruột… trước và sau khi nước rút.
rời bến phà qua sông hoàng long nhưng trong lòng chúng tôi đầy trắc ẩn về những ngày tiếp theo của người dân nơi đây, không biết đến bao giờ cuộc sống của họ mới được trở lại bình thường. những chuyến hàng cứu trợ tiếp tục được chuyển đến với nhân dân vùng “rốn lũ” với hy vọng cơn lũ này sẽ nhanh qua để đời sống người dân nơi đây bớt cực khổ…/.
|