Bê tông nhẹ với thị trường Việt Nam

Từ những năm 60 của Thế kỷ 20, nhiều phát minh về Bê tông nhẹ đã được các chuyên gia Mỹ, Nhật và Châu Âu nghiên cứu, áp dụng trong thực tế. Tới nay, Bê tông nhẹ đã được phổ biến hầu như trên toàn Thế giới (chỉ trừ một số nước chậm phát triển như Việt Nam).
 
1. Tình hình sử dụng Bê tông nhẹ trên thế giới
 
Từ những năm 60 của Thế kỷ 20, nhiều phát minh về Bê tông nhẹ đã được các chuyên gia Mỹ, Nhật và Châu Âu nghiên cứu, áp dụng trong thực tế. Tới nay, Bê tông nhẹ đã được phổ biến hầu như trên toàn Thế giới (chỉ trừ một số nước chậm phát triển như Việt Nam).
 
Từ khi có Bê tông nhẹ để sử dụng thay thế gạch nung trong xây dựng, gạch nung (nguyên liệu lấy từ đất tự nhiên) ở các nước tiên tiến đã bị nghiêm cấm sử dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái Quốc gia. Ngoài ra loại Bê tông nhẹ với cấu trúc được làm từ bọt tạo sẵn (còn gọi là Bê tông bọt ) cũng được nhiều Quốc gia có nền khoa học công nghệ cao như Mỹ, Đức, pháp, Nhật… ứng dụng trong xử lý nhiều vấn đề địa kỹ thuật quan trọng như làm nền cho đường cao tốc, chống lún trượt ở những vùng đồi núi hoặc những vùng đất yếu với hiệu quả kỹ thuật – kinh tế vô cùng to lớn.
 
2. Những thuận lợi khi ứng dụng  Bê tông nhẹ ở Việt Nam
 
Xưa nay, vật liệu xây dựng làm tường bao che chủ yếuở Việt Nam vẫn là loại gạch nung (lấy nguyên liệu từ đất tự nhiên). Hàng năm, theo thống kê gần đây, cả nước sử dụng tới trên dưới 60.000.000/m3 gạch nung trong đó 70-80% là gạch nung thủ công (nguyên liệu đốt là củi, gỗ lấy từ rừng) gây nên những phá hoại nghiêm trọng về môi trường (Có thể tính tương đương 1.000 trận bom B52/năm) trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 115/2001 ngày 01/08/2001 trong đó khẳng định chủ trương “tiến tới xoá bỏ việc sử dụng gạch nung thủ công tại ven các đô thị vào năm 2005 và trên phạm vi toàn quốc vào năm 2010”. Đây là một cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho những người quan tâm  nghiên cứu phát triển sản xuất Bê tông nhẹ tại Việt Nam.
 
Đặc biệt, xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, Việt Nam lại có nhiều khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng Bê tông nhẹ sẽ mang lại hiệu quả hết sức to lớn:
 
– Giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của nhà. Giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng gạch nung đồng thời góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng công trình 7-10%.
 
– Các Block Bê tông nhẹ thường có kích thước lớn hơn viên gạch nung nhiều lần nên có thể góp phần tăng tốc độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình từ 2-5 lần.
 
Khả năng cách nhiệt của Bê tông nhẹ cao hơn nhiều lần so với gạch nung hoặc Bê tông thường,nên khi sử dụng làm tường bao che hoặc chống nóng cho mái sẽ làm cho ngôi nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa hạ, góp phần tiết kiệm điện năng dùng cho sưởi hoặc điều hòa không khí
 
Mặt khác, Bê tông nhẹ làm từ bọt khí tạo trước còn được ứng dụng trong việc xử lý các vấn đề địa kỹ thuật như làm nền đường, giảm tải mố cầu, chống lún cho nền đất yếu ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, pháp, Nhật…và mang lại những hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội vô cùng to lớn.
 
3. Những khó khăn trong việc sử dụng Bê tông nhẹ tại Việt Nam
 
Do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải trả tiền nguyên liệu đất. Nguyên liệu đốt thì lại khai thác tuỳ tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá thành sản phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường là rất thấp so với giá trị thật của nó.
 
Từ đấy tạo ra sự cạnh tranh hết sức không công bằng so với Bê tông nhẹ (vốn làm từ các nguyên liệu được quản lý chặt chẽ, dễ kiểm soát.)
 
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở Việt Nam còn rất tuỳ tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên mặc dù Chính phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng, song vấn đề “gạch nung” tới nay vẫn chưa hề được giải quyết một cách tích cực. Cũng vì thế, không tạo ra được những bước đi ban đầu có hiệu quả để có thể thay thế “thói quen xấu” là dùng gạch nung trong nhân dân.
 
Nhiều đơn vị nhà nước – vì lợi nhuận trước mắt, vô trách nhiệm hoặc thiếu và yếu trong tiếp cận và xử lý thông tin – nên không những đã không gương mẫu mà còn tiếp tay, nêu gương xấu trong xã hội trong việc thường chỉ biết hoặc cố tình sử dụng gạch nung thủ công trong xây dựng công trình. Việc chúng ta đã không thể thực hiện được Quyết định 115 của Thủ tướng Chính phủ (tới năm 2005 xoá bỏ việc sử dụng gạch nung trong xây dựng tại các vùng ven đô thị) đã chứng minh rõ điều này.
 
Kiến nghị:
 
– Bộ Tài nguyên môi trường cần thu thuế nguyên liệu đất để Nhà nước có thể thu được kinh phí trên cơ sở giá trị thật của nguyên liệu đất (trong trường hợp còn cho phép khai thác đất làm gạch).
 
– Bộ Xây dựng cần có những chính sách để bảo đảm các nhà thầu xây dựng không được tuỳ tiện khi  sử dụng gạch nung trong xây dựng.
 
– Các Cơ quan liên quan của Nhà nước cần khuyến khích các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển Bê tông nhẹ theo đúng tinh thần Nghị quyết 05 Bộ chính trị về phát triển khoa học – công nghệ, Quyết định 115 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển ngành Vật liệu Xây dựng Việt Nam.
 
Được như vậy, mới có thể hy vọng các vật liệu mới, có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật và có thể phổ cập trong xây dựng – trong đó có Bê tông nhẹ – có những cơ hội để phát triển và phục vụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *