phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010 của Bộ Thông tin – truyền thông (TT-TT), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, một trong những nhiệm vụ Bộ cần đẩy mạnh trong năm 2010 là hoàn thiện Đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT để trình Chính phủ phê duyệt thực hiện. Sau khi đề án thông qua phải chỉ đạo làm một cách quyết liệt.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kết quả đạt được của ngành Thông tin và truyền thông trên cả năm lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí, xuất bản khá toàn diện, đã đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong năm 2009. phát huy những kết quả đó, năm 2010, Bộ TT-TT cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ thứ nhất, phải thực hiện ngay việc rà soát để bổ sung điều chỉnh các thể chế, chính sách, quy hoạch phát triển của ngành để phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ thứ hai, theo Thủ tướng là ngoài chức năng quản lý nhà nước, Bộ TT-TT cần tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của 5 lĩnh vực (BC, VT, CNTT, báo chí, xuất bản), đặc biệt là viễn thông và CNTT, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước.
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Bộ TT-TT xây dựng xong đề án để đưa nhanh Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT. “Tham vọng này không phải duy ý chí mà chúng ta có cơ sở, trước hết là tiềm năng con người Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nhanh lĩnh vực này thành mũi nhọn”, Thủ tướng nói. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hứa, Chính phủ sẽ sớm thông qua đề án để triển khai trong toàn ngành. Người Việt Nam phải có tham vọng, phấn đấu để đất nước dứt khoát phải trở thành quốc gia mạnh về CNTT.
Thủ tướng cũng chỉ đạo những nội dung chủ yếu cần có trong đề án như: trước hết, nước mạnh về CNTT phải có nguồn nhân lực mạnh.
Thứ hai, đề án phải đưa ra mục tiêu, giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp CNTT, kể cả phần cứng và phần mềm. trước đây, chúng ta phải nhập, lắp ráp nhiều sản phẩm nước ngoài để phục vụ cho phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Giờ đã đến lúc phải có sản phẩm của chúng ta và sản phẩm phải bắt kịp được sự cạnh tranh.
Thứ ba là tiếp tục phát triển hạ tầng CNTT.
Thứ tư là đưa các thiết bị nghe nhìn về hộ gia đình, tiến tới các hộ gia đình đều phải có điện thoại, đài phát thanh, truyền hình để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới ng dân, nâng cao dân trí, cập nhật thông tin.
Thứ năm là ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là điều kiên quyết phải làm bằng được. Bộ TT-TT vừa là đơn vị tham mưu vừa trực tiếp chỉ đạo làm. Ứng dụng CNTT phải triển khai trong các công việc như: đăng ký ô tô, xe máy, kê khai nộp thuế, họp hành… Đặc biệt, để tiết kiệm chi phí vài tỷ đồng cho mỗi cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành mỗi năm chỉ về Hà Nội họp một lần, còn lại là họp trực tuyến. Các cuộc họp khác nếu cần thiết phải về họp thì phải được Thủ tướng đồng ý.
Cuối cùng, theo Thủ tướng, một quốc gia mạnh về CNTT phải có những tập đoàn mạnh, doanh nghiệp mạnh. Việt Nam cần những thương hiệu cạnh tranh được với các cường quốc trên thế giới. Đề án phải đưa ra được câu trả lời cho các đơn vị như VNpT, Viettel… cần có cơ chế chính sách gì để có thương hiệu mạnh.
Theo báo cáo của Bộ TT-TT, năm 2009, lĩnh vực CNTT của Việt Nam được đánh giá có nhiều chuyển biến và phát triển với năng suất, hiệu quả cao. Năm 2009 tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT ước đạt 6,26 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 20%, trong đó công nghiệp điện tử, thiết bị viễn thông đạt là 4,68 tỷ USD; công nghiệp phần mềm đạt gần 880 triệu USD, tăng 16% so với năm 2008; công nghiệp nội dung số đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 55% so với năm trước.
Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại tiếp tục tăng mạnh, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mang hiện có 130 triệu máy, thuê bao di động chiếm hơn 85%, mật độ điện thoại là 152,7 máy/100 dân. Toàn quốc có hơn 22,47 triệu người sử dụng internet đạt mật độ 26,2%. Tổng thuê bao băng rộng đạt 2,89 triệu, chiếm khoảng 3,4%. Doanh thu BCVT năm 2009 đạt 143.314 tỷ đồng, tăng gần 61%, nộp ngân sách nhà nước 13.900 tỷ đồng, tăng 17,5%.
trong đó, hai tập đoàn lớn của ngành là VNpT đạt 78.600 tỷ đồng, tăng 30% so với năm ngoái, nộp ngân sách nhà nước 7.650 tỷ đồng; Viettel doanh thu hơn 60.000 tỷ đồng, đạt 133% kế hoạch, tăng 81% so với năm ngoái, nộp ngân sách nhà nước 5.546 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng. |
Quyết liệt đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT
3
Bài trước