Mới đây, tại xã pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum), Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Bột giấy và Giấy Tân Mai Kon Tum. phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, phó Ban chỉ đạo Tây Nguyên – trần Việt Hùng đã tới dự. Dự án Nhà máy Bột giấy và Giấy Tân Mai Kon Tum được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng theo văn bản số 10 ngày 2-1-2009 với tổng diện tích 160 ha. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I từ năm 2010 đến 2011 thời gian này xây dựng dây chuyền sản xuất bột giấy với công suất 130.000 tấn/năm. Giai đoạn II, từ năm 2011 đến năm 2012, xây dựng dây chuyền sản xuất giấy in, giấy viết với công suất 200.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư toàn bộ dự án 1.896 tỷ đồng. Tập đoàn Tân Mai đã ký hợp đồng với Công ty E.C.Euro Consult (phần Lan) mua một dây chuyền sản xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng với công suất 130.000 tấn bột/năm cùng các dịch vụ đồng bộ. Về nguồn vốn dự án, đến nay, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã phê duyệt cho vay 70% và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đồng ý phê duyệt cho vay 15%, phần còn lại là vốn các cổ đông. Về nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án, hiện có 17.000ha đất trồng nguyên liệu giấy tại tỉnh Kon Tum do Tổng Công ty Giấy Việt Nam quản lý (trong đó có 9.100 ha đã có rừng). Ngoài ra, còn có rừng trồng của các công ty lâm nghiệp tỉnh Kon Tum với khoảng 10.000ha. Tập đoàn Tân Mai sẽ ký hợp đồng bao tiêu, liên kết với các đơn vị chủ rừng và hộ dân để tiêu thụ và mở rộng diện tích trồng rừng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm phụ thuộc thị trường nhập khẩu, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, gia tăng môi trường sinh thái… phó thủ tướng Hoàng trung Hải đã đánh giá cao sự nỗ lực chỉ đạo của tỉnh Kon Tum và sự hợp tác của các ban ngành từ trung ương tới địa phương đã phối hợp triển khai dự án này. Nhân dịp này, phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh một số vấn đề mà chính quyền, lãnh đạo các cấp, Công ty và nhà máy cần lưu ý: “trước tiên, cần phải có sự cân đối hài hòa trong việc khai thác rừng và trồng rừng để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Việc xây dựng nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật pháp và Chính phủ, đảm bảo bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm đất đai, sông ngòi, khí hậu. Công ty và nhà máy tương lai phải đem lại lợi ích bền vững cho người dân địa phương, đem lại phúc lợi xã hội cho địa phương và phục vụ cho chiến lược phát triển của đất nước”. |
Đầu tư 1.896 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy Bột giấy và Giấy Tân Mai
1
Bài trước