Nham nhở & tự phát

đó là cụm từ đau lòng được nhiều người sử dụng trong cuộc hội thảo mới đây tại hà nội với chủ đề “quy hoạch phát triển đô thị ở việt nam – cơ hội và thách thức”. cuộc hội thảo diễn ra ngay sau khi hà nội vừa trải qua một cuộc “đại hồng thuỷ” mà nhiều ngày sau, cứ mỗi đợt nghe tin áp thấp nhiệt đới hay gió mùa đông bắc là trong ánh mắt của người dân thủ đô lại dường như hiện lên một cơn ác mộng.
 
có đời thủa nhà ai sau hơn nửa thế kỷ nằm trong chiếc nôi “phát triển có kế hoạch và cân đối”, quy hoạch đô thị của việt nam lại nằm trong tình trạng nham nhở và tự phát. đúng là “không tin được dù đó là sự thật”.
 
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp luôn luôn là những gạch đầu dòng quan trọng trong những bản tham luận. tiến sĩ phạm hùng cường, trường đại học xây dựng, cho rằng sau một thời gian dài người dân không được xây dựng do cơ chế bao cấp nên nhu cầu về nhà ở dồn nén vào các xã nội đô và giáp ranh trong những năm 1986 – 2003. các tuyến đường phát triển ra vùng ven cũng được nhanh chóng chia lô hai bên đường theo model “trăm hoa đua nở”. và vì thế, mọi nhà quy hoạch đều bó tay vì tính khả thi cho quy hoạch thấp và trở thành quy hoạch treo. nguyên bộ trưởng bộ xây dựng nguyễn mạnh kiểm, nguyên chủ tịch tổng hội xây dựng việt nam, cho biết từ năm 1997, bộ xây dựng đã thấy nhiều lỗ hổng trong công tác quy hoạch không gian ngầm đô thị nên đã đề xuất chính phủ thành lập tổ công tác chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để triển khai quy hoạch các công trình ngầm. tuy nhiên cho đến nay, việc hoạch định mới chỉ dừng ở việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ các công trình bên trên, chứ chưa đặt ra vấn đề quy hoạch không gian ngầm đô thị như là một việc tối cần thiết trong quy hoạch đô thị…
 
nhìn chung, mọi lỗi lầm đều được xác định “do lịch sử để lại” và không ai “dại gì” lại kết tội lịch sử. hà nội hiện đã được mở rộng đến cả những vùng rất sơ khai về quy hoạch đô thị. tất cả đều ở phía trước. thế nhưng, vấn đề quan trọng là phải có một bộ máy quản lý đô thị đủ mạnh để quy hoạch không bị phá vỡ bởi sự chiều lòng các nhà đầu tư, bởi sự buông xuôi trách nhiệm của các nhà quản lý, bởi sự non kém kiến thức về quy hoạch đô thị của những người có trách nhiệm ở địa phương.

câu chuyện mới đây bàn về vai trò của kiến trúc sư trưởng của các đô thị đã khiến nhiều người quan tâm. một người có kiến thức uyên thâm nhất, có kinh nghiệm nhiều nhất, có niềm say mê toàn tâm toàn ý nhất, có tính chuyên nghiệp cao nhất mà mỗi khi quyết định một vấn đề gì về quy hoạch đô thị lại phải xin ý kiến một ai đó, nay được bầu thì giữ chức, mai không được bầu thì chuyển công tác khác, thì lúc ấy, vai trò của kiến trúc sư trưởng trở thành vô nghĩa. và lúc ấy, việc “tân quan tân quy hoạch” xảy ra là điều khó tránh khỏi.

 
nham nhở và tự phát là kết quả của một nền nếp quản lý vô kỷ luật và thiếu kiến thức. điều đau lòng ấy dứt khoát phải từ bỏ nếu không muốn sau này, con cháu chúng ta không dám coi kiến trúc đô thị là một giá trị văn hoá của cha ông để lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *