Ngày 28-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn công tác của trung ương đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Ðác Nông. Cùng đi với đoàn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Giao thông vận tải; Võ Ðức Huy, Bí thư Ðảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương; Mai Văn Năm, phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại diện Văn phòng Chính phủ và các bộ: Kế hoạch và Ðầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các đồng chí trần Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Diễn, Chủ tịch UBND tỉnh Ðác Nông và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HÐND, UBND, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn.
Sau khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Ðác Nông Lê Diễn báo cáo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2009 và kế hoạch năm 2010; trao đổi giữa các sở, ngành của tỉnh với các bộ, ngành trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả mà đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Ðác Nông đạt được. trong năm qua, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,6%; tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội đạt gần năm nghìn tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt 623 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,85 triệu đồng; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 13,28%; văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực… Thủ tướng lưu ý Ðác Nông là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng hộ nghèo là đồng bào DTTS còn cao chiếm tới 41,29%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm… Vì vậy, trong năm 2010 tỉnh cần tập trung chỉ đạo phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đề ra; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Ðại hội XI của Ðảng; rà soát, bổ sung các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong năm năm tới, trong đó chú trọng công tác quy hoạch và khai thác các tiềm năng lợi thế về các loại tài nguyên, đất đai, khoáng sản, đặc biệt là khai thác bô-xít, nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, du lịch. trong đại hội đảng các cấp sắp tới, mỗi đảng bộ từ xã đến tỉnh cần đề ra các giải pháp và có chính sách hỗ trợ phù hợp để đẩy nhanh mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, tham gia giải quyết việc làm cho đồng bào tại chỗ. Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân; tăng cường công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng, trấn áp các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…
Thủ tướng cũng đã ghi nhận, đồng ý với các kiến nghị của tỉnh Ðác Nông và sẽ sớm chỉ đạo các bộ, ngành xem xét để trình Thủ tướng quyết định.
* trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của trung ương đã đến dự và phát lệnh khởi công gói thầu EpC nhà máy a-lu-min thuộc dự án Nhà máy sản xuất a-lu-min Nhân Cơ, tại xã Nhân Cơ, huyện Ðác Rlấp, tỉnh Ðác Nông do Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư. Gói thầu EpC Nhà máy a-lu-min Nhân Cơ là gói thầu lớn nhất và quan trọng nhất của dự án, bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và lắp đặt, đào tạo hướng dẫn vận hành nhà máy a-lu-min. Hợp đồng gói thầu có giá trị 499,2 triệu USD, thời gian thực hiện 24 tháng do nhà thầu là Công ty TNHH quốc tế Công trình Nhôm (CHALIECO) trung Quốc thực hiện.
Ðể triển khai dự án, TKV đã thành lập Công ty Cổ phần a-lu-min Nhân Cơ (VNAC) trực tiếp làm chủ đầu tư. Dự án Nhà máy sản xuất a-lu-min Nhân Cơ gồm hai nhà máy: Nhà máy tuyển quặng bô-xít, công suất thiết kế giai đoạn một (2007-2012) là 1,65 triệu tấn quặng tinh khô/năm và Nhà máy sản xuất a-lu-min, công suất thiết kế giai đoạn một là 650 nghìn tấn/năm. Tổng mức đầu tư dự án 11.624 tỷ đồng (chưa bao gồm phần vốn đầu tư khai thác mỏ); trong đó, nhà máy a-lu-min 8.840 tỷ đồng. Dự án áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất a-lu-min, áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tiên tiến. Dự kiến, cuối năm 2012, nhà máy sẽ đi vào hoạt động với doanh thu bình quân hằng năm khoảng 3.756 tỷ đồng (tương đương khoảng 210 triệu USD), tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 1.350 người và trên 12 nghìn lao động cho các ngành dịch vụ khác trong khu vực. Ðây là dự án nhà máy sản xuất a-lu-min đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Ðác Nông.
phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của TKV trong thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để triển khai, thẩm định dự án một cách chặt chẽ, thận trọng cả về những tác động môi trường cũng như hiệu quả kinh tế theo kết luận của Bộ Chính trị. Thủ tướng khẳng định: Khai thác bô-xít là một chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước. Ðể khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, Chính phủ cho phép triển khai thí điểm hai dự án sản xuất a-lu-min tại Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Ðồng) và Nhân Cơ (huyện Ðác Rlấp, Ðác Nông), từ đó xây dựng một ngành công nghiệp sản xuất a-lu-min, tiến tới sản xuất nhôm tại Việt Nam để phục vụ sự nghiệp CNH-HÐH đất nước. Ðể dự án phát huy hiệu quả cao nhất, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư TKV triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật và chủ trương của Ðảng, Nhà nước; triển khai dự án đúng tiến độ, bảo đảm an toàn ở từng hạng mục để đến cuối năm 2012 nhà máy đi vào hoạt động. Các nhà thầu của nước ngoài trong quá trình xây lắp nhà máy phải tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam và các quy định của địa phương; việc xây dựng nhà máy theo phương thức trao tay nên nhà thầu phải sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký kết. Chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyển chọn các con em đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương gửi đi đào tạo để sau này vận hành nhà máy. Bộ Giao thông vận tải sớm phê duyệt các dự án giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển để khi hai dự án đi vào hoạt động phát huy hiệu quả. Chính quyền hai tỉnh có triển khai dự án giám sát chặt chẽ chủ đầu tư trong quá trình triển khai xây dựng cũng như khai thác sau này để dự án bảo đảm hiệu quả kinh tế và môi trường; đồng thời chủ động quy hoạch xây dựng phát triển các khu đô thị và điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở địa phương từ thuần nông lâm nghiệp sang kinh tế đa ngành, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị và an ninh trật tự khu vực Tây Nguyên. |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Ðác Nông và phát lệnh khởi công gói thầu EPC Nhà máy sản xuất a-lu-min Nhân Cơ
3