Trang chủ » Biến đổi khí hậu tác động đến BĐS

Biến đổi khí hậu tác động đến BĐS

Thách thức toàn cầu

trong những năm gần đây, thế giới bị rúng động bởi những cuộc khủng hoảng diễn ra triền miên: bạo lực ở trung Đông, nội chiến ở châu phi, giá cả lương thực, nhiên liệu tăng phi mã và nền kinh tế toàn cầu đang điêu đứng. Nếu những dòng sông đang cạn kiệt làm tiến trình hòa bình ở trung Đông bế tắc, thì những cơn hạn hán làm châu phi thêm bất ổn chính trị. Nếu những trận lụt làm giá lương thực tiếp tục leo thang, thì những cơn bão bất thường đang đe dọa số phận chính trị của nhiều quan chức và đảng phái.


Ảnh: Tào Huyền Thanh

Tất cả những thách thức mà con người đang đối mặt, dù là ở Việt Nam hay Sudan, Bangladesh hay Hoa Kỳ, đều liên hệ tới một cuộc chiến mà nhân loại dường như chưa sẵn sàng để đương đầu: biến đổi khí hậu. Và việc con người sẽ phải thích nghi với bão lũ là điều không thể tránh khỏi. Câu hỏi duy nhất là liệu sự thích nghi ấy xảy ra trong một kịch bản đã được chuẩn bị trước hay trong sự hỗn loạn?

Đô thị nguy ngập – BĐS xuống giá

Với Việt Nam, sau những cuộc vật lộn với thiên tai, Chính phủ lại trích ra những khoản tiền khổng lồ để “hàn gắn”, để làm vơi bớt nỗi đau cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Hàng trăm tỷ đồng đã được tung ra (chẳng hạn: để nâng công suất trạm bơm thoát nước cho Hà Nội, đắp thêm đê ngăn triều cường cho Tp.HCM hay kiên cố hóa thêm nhiều trường học cho miền trung). Những giải pháp tốn kém đó là cần thiết và cấp bách nhưng không giúp cho những cơn mưa nhỏ lại, nước triều ngừng dâng cao hay những cơn bão bớt hung dữ.

Thực tế cho thấy, những vùng đất có nguy cơ ngập lụt mỗi khi mùa mưa hay triều cường đến thì đời sống của người dân luôn trong tình trạng hoảng loạn. Theo đó, giá BĐS các khu vực này cũng “chìm sâu” theo mức ngập của nước. Đó là chưa kể nguy cơ những khu vực đô thị sẽ bị xóa sổ trong tương lai khi nước dâng cao.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu – phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho rằng, điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với những tác động tiêu cực từ thiên tai. Ông Hiếu viện dẫn: Do được trang bị tốt nên cơn bão Catina đổ vào nước Mỹ làm chết hơn 100 người. Nhưng cũng cơn bão mạnh tương tự đổ vào philippines, hơn 200 nghìn người thiệt mạng. Hai con số cho thấy khả năng ứng phó của mỗi nước như thế nào?

phần thời gian trong năm, chúng ta quá bận rộn và lo toan với giá gạo, với giá xăng, với tắc nghẽn giao thông, hay xa xôi hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế; mối quan tâm tới biến đổi khí hậu chỉ đến mỗi năm một lần vào mùa mưa bão. Và như nhiều người vẫn nhận ra, cái nghèo làm con người ít khi có khả năng giải quyết vấn đề tận gốc hay có tầm nhìn xa hơn.

Nếu người dân Tp.HCM đi xe đạp và xe buýt nhiều hơn, để giảm lượng khí thải của xe máy, họ sẽ hạn chế khả năng triều cường dâng cao hơn nữa trong tương lai. Nếu người dân tại Hà Nội sử dụng điện tiết kiệm hơn, họ sẽ hạn chế khả năng phải xây thêm một nhà máy nhiệt điện và góp phần làm những cơn mưa trong tương lai gần trở nên hiền hòa hơn. Nếu chính quyền và người dân bảo vệ những cánh rừng Đông trường Sơn cũng quyết liệt và kiên cường như nỗ lực chống chọi với những cơn lũ đổ về từ thượng nguồn hàng năm, miền trung sẽ bớt nhọc nhằn.

Những thói quen như vậy còn giúp cho đồng bằng sông Hồng không mất mùa vì bão lũ, giá lương thực sẽ ổn định, đường phố Tp.HCM sẽ bớt kẹt xe và ô nhiễm, điện sinh hoạt ở Hà Nội không còn chập chờn vì quá tải.

Biến đổi khí hậu không phải là tên gọi của một thảm họa sắp xảy ra ở đâu đó trên địa cầu. 50 năm qua, mực nước biển tại Việt Nam đã dâng cao 20cm và nhiệt độ tăng trung bình 0,70C mỗi năm, thiên tai xảy ra triền miên, dữ dội và ngày một dị thường hơn. Khi thiên nhiên nổi giận, chúng không phân biệt thủ đô hay tỉnh lẻ, dân thường hay quan chức, người giàu hay người nghèo. Chỉ có chúng ta thể hiện trước thiên nhiên một chính quyền có trách nhiệm, một xã hội có tổ chức và mỗi cá nhân có ý thức về mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả mà nhân loại đang đối mặt.

Bình yên và thịnh vượng của bất cứ một gia đình, một vùng đất nào trên thế giới đều phụ thuộc vào hành vi của toàn bộ nhân loại. Chỉ những nỗ lực của người dân Hà Nội, Tp.HCM hay cả nước không đủ để hạn chế đáng kể mối đe dọa biến đổi khí hậu. Nhưng với tư cách là một trong các quốc gia chịu nhiều rủi ro nhất trước thiên tai (theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới), tại sao chúng ta không phải là những người tiên phong?

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.