Chuyện thuế xăng dầu

thế là từ ngày 11/11/2008, nhà nước tăng thuế nhập khẩu xăng dầu thêm 5%. cụ thể, xăng, dầu hỏa và dầu madut chịu thuế suất 20%, riêng dầu diesel chịu thuế 15%.
 
mặc dù những con số khô khan ấy có thể an ủi được phần nào sự bức xúc của người dân trong việc giảm giá dầu nhỏ giọt, nhưng mức đánh thuế này chỉ có tác dụng điều tiết phần nào lợi nhuận của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xăng dầu chứ không có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
xăng dầu luôn luôn là mặt hàng nhạy cảm trên thị trường. chỉ cần nhìn ra ngoài đường là sẽ thấy dường như xăng dầu còn quan trọng hơn cả cơm gạo. cơm thì ăn có giờ có bữa. xăng dầu thì tiêu dùng ồn ào suốt ngày đêm. gạo hết thì đã có mì, có ngô, có khoai, có sắn thay thế. còn xe máy, ô tô mà hết xăng hết dầu thì chỉ trở thành đồ vô dụng đắt tiền.
 
vì thế, phần nào có thể thấy rằng ở góc độ nào đó, việc giảm giá xăng dầu là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân, nhưng nhìn ở góc độ khác lại thấy rằng việc giảm giá xăng dầu bất hợp lý như vừa qua chẳng là “cái đinh gỉ” gì, vì lấy đâu ra nguồn khác thay thế?
 
người dân ai cũng biết rằng đã có lúc giá xăng trong nước tăng đánh “vèo” một cái lên hơn 4.000đ/lít, và người dân ai cũng biết rằng sau 5 lần giảm giá liên tiếp, giá xăng trong nước chỉ giảm được 3.000 đ/lít, mặc dù giá dầu trên thế giới đã giảm còn chưa đầy phân nửa.
 
chưa bao giờ thế độc quyền trên thị trường cho một loại hàng hóa lại bộc lộ mãnh liệt như mặt hàng xăng dầu hiện nay. giả dụ như một mặt hàng quan trọng đối với đời sống hàng ngày của người dân như gạo chẳng hạn, những lúc cam go nhất cách đây vài tháng, mấy ai dám bán gạo với giá gấp rưỡi giá mua mà vẫn rung đùi như không? bởi vì thị trường gạo đã được “đa cực” hóa từ lâu. ông bán đắt thì tôi “good bye” ông, tôi đi mua của hàng ngàn, thập chí hàng vạn nhà cung cấp khác. còn với thị trường xăng dầu, các đầu mối nhập khẩu chỉ đếm trên đầu ngón tay. các điểm bán lẻ lại nằm trong tay một số đại gia có máu mặt bởi tính đặc thù của sản phẩm. người tiêu dùng như cá nằm trong lưới, dường như không có cách lựa chọn nào khác. báo chí đã nói nhiều. người dân đã kêu nhiều. nhưng thế lực vẫn nằm trong tay những nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền.
 
đã có ý kiến đề nghị nhà nước phải có kế hoạch và thực hiện dự trữ chiến lược quốc gia về xăng dầu để điều tiết việc cung ứng mặt hàng tối quan trọng này cho nền kinh tế đất nước. về bản chất, các dnnn hiện nay làm nhiệm vụ đầu mối nhập khẩu và cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế đang thực hiện nhiệm vụ này. song dn muôn đời vẫn là dn. lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu số 1 do bản năng sinh tồn của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó quyết định. đó là chưa kể việc một phần lớn cty con của các dn này đã được cph. do vậy, việc sở hữu quyền lực độc quyền này không còn thuần túy nằm trong tay nhà nước nữa. chính vì thế, người ta có thể dễ dàng lý giải việc giá xăng dầu tại sao lại cứ giảm nhỏ giọt trong thời gian vừa qua. việc đánh thuế tăng thêm như trên chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *