Hà Nội có thể xây đường hầm vượt sông Hồng

Diễn ra trong 2 ngày, kỳ họp Đảng bộ Hà Nội dành phần lớn thời gian để bàn về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Chiều 8/4 trước hàng loạt băn khoăn của lãnh đạo quận, huyện, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, không gian kiến trúc thủ đô trong tương lai hiện đại song phải mang bản sắc Việt Nam và văn hóa phương Đông. Khu vực lõi của đô thị trung tâm hiện nay chỉ có thể bảo tồn, cải tạo.

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

phố cổ với những công trình kết hợp khéo léo phong cách kiến trúc châu Âu và phương Đông sẽ tiếp tục được bảo tồn. Cầu Long Biên với giá trị lịch sử, kiến trúc được giữ lại làm biểu tượng của Hà Nội. Chức năng đường sắt hiện tại sẽ được chuyển qua một cây cầu khác cách Long Biên 200-300 m về phía thượng lưu. Theo ông Thảo, Hà Nội có thể xây dựng một đường hầm vượt sông Hồng nằm ở vị trị giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy để giải quyết giao thông đường bộ…

Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km. Hiện Hà Nội có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng là cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh trì.

Đối với vị trí trung tâm hành chính quốc gia, Chủ tịch Hà Nội khẳng định sẽ làm đúng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tới 2030 trung tâm đầu não này sẽ đặt tại Ba Vì và được kết nối với đô thị trung tâm bởi trục Thăng Long. trước 2 phương án làm trục Thăng Long “thẳng tắp” hay “cong” để tránh các dự án hay khu dân cư, ông Thảo cho biết, trục không gian kiến trúc “sẽ nghiên cứu thêm nhưng dứt khoát đường thì phải thẳng”.

Riêng với các đô thị vệ tinh, người đứng đầu thành phố không tán thành với liên danh tư vấn ppJ khi đưa ra mô hình phát triển đô thị dày đặc nhà cao tầng, thiếu bản sắc như trong clip ý tưởng quy hoạch.

“Sóc Sơn, Xuân Mai… toàn nhà cao tầng như nhau là không ổn. Các thành phố của trung Quốc cũng không xây cao quá 20-30 tầng”, ông nói.

trước phần phát biểu của ông Thảo, có tới 13 ý kiến của đại biểu quận, huyện bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi của vành đai xanh, tỷ lệ phủ xanh tới 30% của thủ đô tương lai, tính hợp lý trong chức năng của các khu đô thị vệ tinh… Ngoài ra, vị trí trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long cũng nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp.

Theo ông triệu Đình phúc, Bí thư huyện Thanh trì, trung tâm hành chính đặt ở Ba Vì thì nên xem lại vì Ba Vì quá xa so với khu trung tâm. “Theo tôi nên tính toán để ở Hòa Lạc”, ông phúc nêu ý kiến.

Lãnh đạo Hà Nội còn băn khoăn khá nhiều với phương án tổ chức không gian thủ đô trong tương lai của liên danh tư vấn ppJ. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Với tư tưởng thành phố xanh, ông phúc cho rằng cần quyết liệt thì mới thực hiện được. Đồng quan điểm, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc thành phố phạm Xuân Hằng cho rằng, quy hoạch vành đai xanh cần làm rõ nếu không “sau này sẽ không xanh nữa” vì bị các dự án khu đô thị xen vào. Thực tế, vị trí khu đô thị Mỹ Đình 1 và 2 (huyện Từ Liêm) hiện đã nằm lọt vào vành đai xanh trong đồ án quy hoạch.

Bày tỏ sự thích thú với phần trình diễn sinh động bằng clip ý tưởng quy hoạch, ông Lê Văn Hoạt, Bí thư huyện Mê Linh cho rằng đồ án “khoáng đạt, hấp dẫn, tư tưởng khoa học rõ”. Tuy nhiên, chiến lược phát triển thủ đô thì còn mờ nhạt và chưa được chuyển tải nhiều vào đồ án.

Đại diện cho huyện Sóc Sơn, Bí thư Nguyễn Văn phong cho rằng, là một trong 5 đô thị vệ tinh, song đồ án quy hoạch lại không thể hiện sự kết nối Sóc Sơn với đô thị trung tâm. “Các mạng lưới xe buýt, đường sắt trên cao đều chỉ dừng lại Nội Bài mà không kéo đến Sóc Sơn”, ông phong nói.

Sóc Sơn có tiềm năng là đầu mối giao thông với hàng loạt tuyến quốc lộ, đường xuyên Á song trong quy hoạch lại không xác định đây là trạm trung chuyển hay là đầu mối giao thông. Dù nằm ở vị trí tiếp giáp nhiều tỉnh thành, song việc xác định đây là trung tâm thương mai, giao thông để liên kết cũng vùng rất mờ nhạt.

Ngoài ra, đồ án cũng thể hiện những điểm “vênh” với thực tế khi tiềm năng du lịch sinh thái và tâm linh của địa phương này (vốn đã được thành phố xác định từ lâu) lại không được nêu ra; hay cụm trường đại học cạnh quốc lộ 18 mâu thuẫn với khu công nghiệp trên thực địa hiện tại…

“Theo tôi cần xem lại những mâu thuẫn, sự thiếu đồng nhất về mặt chi tiết giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch chung”, ông phong nói.

Kết luận kỳ họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội phạm Quang Nghị khẳng định: “Quy hoạch phải kế thừa được truyền thống, song độ đậm nét bản sắc thủ đô Việt Nam chưa được rõ trong đồ án quy hoạch. Quản lý đô thị và tổ chức thực hiện nếu không khắc phục những nhược điểm hiện tại thì dù quy hoạch tốt mấy cũng không thể thành công như mong muốn. Nhiều khi tay này chúng ta xây, tay kia lại phá, vẽ rất đẹp nhưng thực hiện tùy tiện”.

Theo kế hoạch, cuối tháng 4, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức triển lãm đồ án tại triển lãm Vân Hồ để lấy ý kiến nhân dân; báo cáo, xin ý kiến Quốc hội vào tháng 6 trước khi báo cáo Bộ Chính trị; sau đó tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng ký duyệt chính thức vào khoảng tháng 8-9.

Nguyễn Hưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *