Đằng sau việc đầu tư các sân golf: Hoạt động kinh doanh bất động sản “núp bóng”

hiệu quả đầu tư của các dự án sân golf chủ yếu từ việc kinh doanh bất động sản (bđs) và bán thẻ hội viên. điều đó cũng giải thích vì sao hiện có tới 123/144 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đều kết hợp với kinh doanh bđs, khu du lịch. thậm chí có những dự án đã lợi dụng danh nghĩa xây dựng sân golf để giữ đất hoặc khai thác trái phép.
 
cấp phép ồ ạt , đất nông lâm nghiệp bị “xâm lấn”
 
từ khi sân golf đầu tiên được cấp phép từ năm 1992 đến nay, trên cả nước đã có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đã được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự án trên địa bàn 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng vốn đầu tư lên tới 18 tỷ usd. trong đó, chỉ có 21 dự án chỉ kinh doanh sân golf, số còn lại 113 dự án là kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh bđs, khu du lịch.
 
theo báo cáo của bộ kế hoạch đầu tư, các dự án đầu tư có mục tiêu sân golf thường chiếm một diện tích rất lớn, bình quân khoảng 374ha/1 dự án. trong đó, diện tích đất sử dụng đầu tư cho sân golf chiếm tỷ lệ không cao, chưa tới 30% trên tổng số diện tích đất dành cho các dự án sân golf (14,8 nghìn/50,2 nghìn ha).
 
đáng chú ý là trong số 113 dự án kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh bđs, khu du lịch, có tới 70,4% diện tích các dự án là được sử dụng cho mục đích không phải sân golf. chẳng hạn như: biệt thự để bán và cho thuê, khu nghỉ dưỡng, khu cây xanh, rừng cảnh quan… và hiệu quả chủ yếu mà chủ đầu tư các dự án sân golf này trông đợi để sớm thu hồi vốn chính là từ các mục tiêu bđs đi kèm với sân golf mang lại. trong thời điểm, đầu tư bđs được coi là đầu tư siêu lợi nhuận, nó có thể lý giải vì sao các dự án sân golf được phát triển ồ ạt đến như vậy!
 
sự bùng nổ của các dự án sân golf cũng đã chiếm một diện tích rất lớn đất nông nghiệp. thống kê cho thấy, diện tích đất nông nghiệp đã được các địa phương quy hoạch để chuyển đổi cho các dự án khu du lịch, khu đô thị… có mục tiêu kinh doanh sân golf khoảng 12 nghìn ha. trong đó, có tới 2,8 nghìn ha đất trồng lúa bị trưng dụng để dành cho các dự án sân golf, điển hình như: sân golf xã sài sơn tại hà tây, sân golf tại huyện thủ thừa – long an, sân golf văn giang tại hưng yên, sân golf lương sơn tại thái nguyên…; đất trồng chè cũng bị “xâm lấn” như sân golf tại bảo lộc – lâm đồng…
 
vì sao lại có tình trạng cấp phép tràn lan các dự án sân golf như vậy? theo quy định hiện nay, kinh doanh sân golf không thuộc nhóm danh mục các dự án cấm hay hạn chế đầu tư và cũng không thuộc diện nhóm dự án phải tuân thủ quy hoạch ngành, thực tế là cũng chưa cho quy hoạch phát triển đối với các dự án sân golf. do đó, nước ta chưa có cơ sở để hạn chế hay cấm các nhà đầu tư không được đầu tư vào các lĩnh vực này.
 
hiện nay, cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương xem xét cấp phép hay cấp chủ trương thực hiện đầu từ sân golf trên địa bàn là căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất.
 
 đằng sau việc đầu tư các sân golf: hoạt động kinh doanh bất động sản núp bóng
sân golf quốc tế móng cái
 
chủ đầu tư “ôm” dự án nhưng lại chậm triển khai
 
đáng chú ý là trong số 144 dự án sân golf, chỉ có 34 dự án là do các đầu tư nước ngoài, 27 dự án là liên doanh, còn lại 83 dự án đều do của các nhà đầu tư trong nước thực hiện. không chỉ bùng nổ số lượng dự án đầu tư trong nước, nhiều doanh nghiệp trong nước còn xin nhiều dự án tại các địa phương nhưng triển khai rất chậm.
 
bộ kế hoạch đầu tư đã chỉ ra một số trường hợp điển hình như: công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bình dương đang triển khai 3 dự án và xin cấp thêm 2 dự án có sân golf; công ty đông dương là chủ đầu tư duy nhất của cả 2 dự án có mục tiêu sân golf tại quảng bình, công ty cổ phần san nam là chủ đầu tư của 2 dự án có mục tiêu sân golf tại tỉnh hoà bình…
 
không những vậy, còn xảy ra tình trạng tập đoàn nhà nước sử dụng vốn đầu tư vào nhiều dự án sân golf không phải là lĩnh vực chủ lực của họ. cụ thể là tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ việt nam (vinashin). vinashin đã nhận chủ trương cho phép thực hiện 5 dự án sân golf có tổng diện tích trên 2,2 nghìn ha tại 5 địa phương là bắc giang, khánh hoà, quảng ngãi, quảng trị và vĩnh phúc. tổng vốn đầu tư của các dự án này lên tới 473 triệu usd.
 
thực tế, năng lực của chủ đầu tư trong nhiều dự án sân golf rất hạn chế. nhiều dự án đã được chính quyền địa phương giao đất từ lâu nhưng chủ đầu tư chậm triển khai do thiếu vốn hoặc do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, hiện mới chỉ có 13/78 dự án sân golf cấp phép đã được hoạt động. mặt khác, có những dự án có diện tích đất rất lớn nhưng vốn đầu tư lại nhỏ…
 
xiết chặt hoạt động quản lý, đầu tư sân golf
 
rõ ràng, các dự án sân golf hiện nay có quá nhiều bất cập, từ mục đích đến nhu cầu sử dụng, hiệu quả cũng như năng lực của chủ đầu tư, cấp phép tràn lan; tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (vì các sân golf đều sử dụng một lượng lớn hóa chất để nuôi trồng cỏ)… điều đó lý giải một phần vì sao, một số dự án đầu tư sân golf đã gặp phải sự phản ứng mạnh của dư luận!
 
trước tình hình trên, mới đây, thủ tướng đã có công văn chỉ đạo các bộ ngành, ubnd các tỉnh phải xiết chặt hoạt động quản lý đầu tư sân golf. theo đó, ubnd các tỉnh, thành phố cũng phải thực hiện việc thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định cho phép đầu tư theo đúng quy định tại điều 38 luật đất đai; điều 55, điều 64 luật đầu tư; điều 68 nghị định số 108/2006/nđ-cp ngày 22/9/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư. việc cấp phép đầu tư sân golf chỉ được thực hiện sau khi các tỉnh, bộ kế hoạch và đầu tư đã báo cáo và thủ tướng chính phủ có kết luận chỉ đạo cụ thể về vấn đề này.
 
thủ tướng cũng giao cho bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và ubnd các tỉnh, thành phố chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng sân golf ở nước ta phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và cả nước; báo cáo và đề xuất với thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý hoạt động cấp phép xây dựng sân golf để bảo đảm được yêu cầu vừa thực hiện tốt chủ trương phân cấp đầu tư, vừa kiểm soát ngăn ngừa được hành vi lợi dụng danh nghĩa xây dựng sân golf để giữ đất hoặc khai thác trái với mục đích được cấp phép.
 
bộ tài nguyên và môi trường nghiên cứu, đánh giá các tác động do việc sử dụng các loại hóa chất trong sân golf đối với môi trường (môi trường đất, môi trường nguồn nước, nước thải…); trên cơ sở đó, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường cần áp dụng đối với việc đầu tư xây dựng sân golf; giám sát chặt chẽ và có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm. bên cạnh đó, bộ tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu quy định mức thuế sử dụng đất đối với kinh doanh sân golf. như vậy, nếu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, hoạt động đầu tư sân golf sẽ bị xiết chặt và nó không còn chỗ cho các chủ đầu tư ôm đất để khai thác trái với mục đích được cấp phép.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *