Ngày thứ 2 của đỉnh triều lịch sử, đường cũng như sông

 – chiều 14/11, mực nước đỉnh triều cường trên mức báo động cấp 3 đã làm gần 100 tuyến đường giao thông và gần 100ha đất nông nghiệp tại tp.hcm ngập trong nước.

>> toàn cảnh hà nội trong trận “đại hồng thuỷ”

triều cường trên mức báo động cấp 3
khoảng 8h ngày 14/11, một đoạn bờ bao dài 20m ven bờ rạch đỉa (phường hiệp bình phước, quận thủ đức) bị nước xô vỡ tràn vào khu dân cư gây ngập nặng cho hàng trăm hộ dân thuộc khu phố 3, 4, 5, 6. việc sinh hoạt, ăn uống, đi lại của người dân diễn ra trong cảnh “nước nổi”. tại khu phố 5, mực nước đo được sâu đến 60cm. nhiều ngôi mộ, chuồng chăn nuôi gia súc bị nước phủ ngập gây nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
 
ngày thứ 2 của đỉnh triều lịch sử, đường cũng như sông
ngập do triều cường trong khu dân cư phường hiệp bình phước (quận thủ đức). ảnh: trần duy

theo ban chỉ huy phòng chống lụt bão tp.hcm, vào năm 2007, đoạn bờ bao này đã thi công theo thiết kế bê tông tường chắn tuy nhiên khu quản lý giao thông đô thị số 2 nạo vét quá sâu gây sạt lở bờ bao. mặt khác, do đây là công trình thí điểm thi công không gia cố cừ tràm ở đáy nên khi triều cường lên cao trên 1m đã gây trượt đoạn tường bao.

tin liên quan
  • thêm một đợt triều cường mới “uy hiếp” người dân tp.hcm
  • tp.hcm: triều cường “hành” từ ngoại thành đến trung tâm
  • cửa ngõ phía đông tp.hcm kẹt cứng do triều cường
  • từ mai, tp.hcm phải đối phó với đợt triều cường mới

ubnd phường hiệp bình phước đã huy động lực lượng htx nông nghiệp dịch vụ hiệp bình phước gia cố xong đoạn bờ bao bể để đối phó với đỉnh triều cường được dự đoán 1,52m – không kém đỉnh triều cao nhất trong vòng 49 năm qua xuất hiện vào 18h ngày 14/11.

chiều tối cùng ngày, theo ghi nhận của pv vietnamnet, một số đoạn bờ bao vừa mới đắp xong vào buổi sáng tại rạch đỉa tiếp tục bị xô vỡ.

cùng thời gian này, tại đường nguyễn hữu cảnh, ung văn khiêm, xô viết nghệ tĩnh, bình qưới, khu vực chợ thanh đa (quận bình thạnh)… cũng ngập hơn nửa đầu gối. khu vực đường trần văn đang (q.3), trần xuân soạn (q.7), kha vạn cân (quận thủ đức), hùng vương (q.10)… nước ngập sâu hơn nửa bánh xe.

 
ngày thứ 2 của đỉnh triều lịch sử, đường cũng như sông
trong cơn triều cường chiều tối 14/11, nước ngập mênh mông không phân biệt được đường và sông. ảnh: trần duy

đặc biệt, tại khu vực vùng trũng bến phú định thuộc p.16, q.8, nước tràn bờ kênh tân hóa – lò gốm, khó có thể phân biệt được đường và sông. phần lớn xe gắn máy đi qua đây đều chết máy buộc phải dẫn bộ.

tại khu vực cải tạo đường bến mễ cốc, nước ngập sâu nhiều hố đào dở dang, “lô cốt”. tuy nhiên, không thấy nhân viên của các công trình này đứng ra hướng dẫn giao thông hoặc cảnh báo nguy hiểm tại những hố sâu.

theo trung tâm khí tượng thủy văn khu vực nam bộ, sáng 15/11 trở đi, đỉnh triều mới xuống dưới mức báo động cấp 3.

ảnh hưởng nặng

ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố cho biết, tính đến sáng 14/11, đợt triều cường diễn ra trong hai ngày 13-14/11 đã gây ảnh hưởng nặng cho 6 quận, huyện tại tp.hcm là quận thủ đức, bình thạnh, gò vấp, huyện hóc môn, bình chánh. ngoài ra, triều cường cũng gây ngập gần 100 tuyến đường giao thông; ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân thuộc khu vực trung tâm và ngoại thành (q.1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 12, quận bình thạnh, bình tân, phú nhuận, thủ đức và huyện nhà bè.
 
một nữ sinh đang xách xe xoay xở giữa vùng ngập. ảnh: trần duy

theo khuyến cáo của ông trần công lý, phó trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, sở gtvt, phòng csgt đường bộ công an tp.hcm, ubnd các quận, huyện cần triển khai lực lượng phân luồng, điều hòa giao thông; cắm biển báo tại các tuyến đường, các vùng trũng, ao hồ nguy hiểm bị ngập sâu có thể gây ra nguy hiểm cho người dân. do triều cường vẫn còn ở mức cao trong vài ngày tới và mưa có thể trùng với thời điểm triều cường dâng cao nên ubnd các quận, huyện phải luôn sẵn sàng ứng phó.

 
bến phú định (q.8, tp.hcm) – đường và sông là một. ảnh: trần duy

liên quan đến diễn biến thời tiết phức tạp, đài khí tượng thủy văn khu vực nam bộ cho biết, chiều 14/11, sau khi vượt qua đảo phú quý (bình thuận), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng  áp thấp. sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp đã giảm xuống dưới cấp 6 (sức gió dưới 39 km/h). áp thấp nhiệt đới không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta, nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, ở các tỉnh ven biển nam trung bộ, nam bộ còn có mưa và dông.

  • trần duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *