Giám đốc quản lý của CB Richard Ellis, ông Marc Townsend, nói rằng ở thị trường Việt Nam đã có nhiều khả năng thanh toán hơn, cùng với tính minh bạch và các quy định rõ ràng hơn, vì vậy nhà đầu tư trong lĩnh vực địa ốc có thể bán tài sản và thu tiền đặt cọc.
Ông Townsend khuyên các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng nên nghiên cứu thị trường Tp.HCM và Hà Nội vì có rất nhiều đất để phát triển. Ông nói: “Người nước ngoài bị hạn chế đầu tư vào đất tại Việt Nam. Bởi vậy, họ nên thành lập các công ty liên doanh với người dân địa phương để thâm nhập thị trường này”.
Ông nói thêm rằng trọng tâm cho các nhà xây dựng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là xây dựng chung cư cao tầng rồi “bán giảm giá” như chiến lược tháo gỡ, nhưng cũng cảnh báo các nhà đầu tư xây dựng rằng thị trường vẫn còn dễ bay hơi và bị ảnh hưởng bởi đầu cơ.
Hiện có hai công ty lớn của Malaysia là Berjaya Land Bhd và perdana parkCity Sdn Bhd đang tìm kiếm cơ hội để phát triển các dự án mới tại Việt Nam. perdana parkCity sẽ khởi động dự án phố thị đầu tiên tại Hà Nội trị giá khoảng 1,88 tỷ USD vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay.
trong khi đó, Berjaya Land, sau khi đã mua khách sạn Sheraton Hà Nội và khách sạn InterCon Hà Nội sẽ bắt đầu phát triển dự án hỗn hợp trị giá 6,3 tỷ USD ở Đồng Nai trong vòng hai năm. Các công ty khác của Malaysia đã đầu tư vào Việt Nam bao gồm Sp Setia Bhd, Ireka Corp Bhd, Gamuda Bhd, Sime Darby Group và Sunrise Bhd.
Ông Townsend cho biết trong số các nhà đầu tư xây dựng, Sp Setia đã có một số thành công tại Việt Nam. Các công ty khác như Sunrise và Sime Darby đã lần lượt đầu tư vào các dự án khách sạn tại Hà Nội và Vũng Tàu.
Ông nói: “Các nhà đầu tư khác đã thăm dò từ năm 2006 nhưng đã không cam kết vì quá trình xác định các vị trí, thành lập một liên doanh, tìm nguồn tài trợ và giải phóng mặt bằng xây dựng mất một thời gian dài”.
(Theo Vietnam+)