để bảo vệ nguồn tài nguyên nước không bị ô nhiễm, ubnd tỉnh hải dương đã nghiêm cấm các đơn vị, tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt tiêu chuẩn vào môi trường. theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh hải dương bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn hiện hành việt nam tcvn 5945-2005) mới được thải nước ra môi trường. nghiêm cấm việc xả nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn ra môi trường. tổ chức, cá nhân nào cố ý xả nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn ra môi trường mà không kịp thời khắc phục đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xả nước thải vào nguồn nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. kịp thời phát hiện và thông tin cho sở tài nguyên và môi trường tỉnh những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng để phối hợp xử lý… thành phố hải dương cũng đang thực hiện dự án “cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước – xây dựng nhà máy xử lý nước thải của thành phố”, với hệ thống thu gom nước thải sẽ được tách riêng dẫn đến nhà máy xử lý. tuy vậy, tại hải dương, tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có thành phố hải dương; khu sao đỏ, phả lại (huyện chí linh), khu nhị chiểu (huyện kinh môn), sặt (huyện bình giang); làng nghề văn thai chuyên giết mổ trâu bò; làng nghề phú lộc chuyên nấu rượu (huyện cẩm giàng)… khu vực thành phố hải dương, nước ngầm ở độ sâu 6-10 mét đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh khá nặng; nhiều thuỷ vực đã bị ô nhiễm trầm trọng, trong đó có hồ máy sứ, sông bạch đằng, hồ bạch đằng. các con sông chảy qua thành phố cũng đã và đang bị ô nhiễm, trong đó có sông sặt (đoạn thuộc nội thành) đã bị ô nhiễm hữu cơ nặng (nồng động bod5 đã vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại a đến 6 lần, nồng độ cod còn không đạt loại b và ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (nhất là nh4+) vượt xa tiêu chuẩn nước mặt loại b. nước sông thái bình cũng đã bị ô nhiễm hữu cơ và các chất dinh dưỡng đang ở mức nhẹ, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại a… trung tâm quan trắc và phân tích môi trường hải dương cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát asen trong nước ngầm tại 102 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy: tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước có nhiễm asen trên địa bàn là 20,6%. trong đó, các xã nam tân, nam hưng, thái tân (nam sách), phượng hoàng, thanh xuân (thanh hà), an phụ (kinh môn), tân quang (ninh giang)… có mức độ ô nhiễm asen khá nghiêm trọng. nguyên nhân là do việc thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ không nghiêm./. |