Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 70/2010/NĐ-Cp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân.
Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
phải bảo đảm cao nhất về an toàn và an ninh Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh. Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân. Để bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân, Nghị định quy định cụ thể về kiểm soát hạt nhân, kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, bảo vệ an ninh nhà máy điện hạt nhân…
Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân; báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo tổng quan về lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân… Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi Bộ KH&CN. trong trường hợp phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong hồ sơ xin Giấy phép hoặc chủ đầu tư không khởi công xây dựng 5 năm, kể từ thời điểm được cấp giấy phép thì giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể bị thu hồi. Các tổ chức cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với hạng mục công trình và các công việc đảm nhiệm. |
Xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân: Phải tuyệt đối an toàn
5