Được xem là “đứa con út trong đại gia đình VICEM”, sản phẩm xi măng Tam Điệp (XM Tam Điệp) đã có mặt trên thị trường được 4 năm – 4 năm với một thương hiệu xi măng (XM) không phải là thời gian dài nhưng cũng không thể gọi là ngắn. Có lẽ cái thiệt thòi của XM Tam Điệp trong những năm qua là ít nói về mình. trong điều kiện cạnh tranh thông tin toàn cầu việc âm thầm lặng lẽ tạo dựng thương hiệu cho riêng mình không phải là cách làm hay trong điều kiện thị trường xi măng có đến 108 dây chuyền như hiện tại hoặc tại thời điểm sản phẩm XM Tam Điệp ra mắt thị trường cũng đã có đến gần bảy chục dây chuyền sản xuất XM các loại. Chẳng thế mà một lãnh đạo của XM Tam Điệp đã cười ra nước mắt khi ông tiếp thị sản phẩm của mình và nhận từ khách hàng câu nói thẳng thừng: “XM Tam Điệp hả, ông là thằng lò đứng chứ gì, ông mà lại dám tiếp thị để bán hàng cho tôi…” – “đứng là đứng thế nào, tôi quay, quay xịn” – “thế à, tôi chả nghe tên ông, cứ tưởng thằng lò đứng, lâu rồi tôi cũng có nghe nhưng không thấy thông tin nhiều nên…”. Câu chuyện tưởng như đùa ấy là bài học đắt giá để lãnh đạo XM Tam Điệp có cái nhìn mới hơn, khác đi về thị trường của mình. Nỗ lực giành thị trường trong điều kiện nguồn cung XM toàn xã hội tăng khoảng 40%, khi mà tiêu thụ chỉ tăng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2010 với XM Tam Điệp là hết sức khó khăn. Thêm vào đó hiện tại Ninh Bình có 5 nhà máy XM theo công nghệ lò quay gồm: Tam Điệp, The Visai, Duyên Hà, Hướng Dương đã đi vào sản xuất và 2 nhà máy đang xây dựng là Hệ Dưỡng và phú Sơn với công suất hiện tại gần 4 triệu tấn/năm. Theo dự kiến đến cuối năm 2010, khi các nhà máy XM Hệ Dưỡng, phú Sơn và dây chuyền 2 của các nhà máy The Visai, Duyên Hà và Hướng Dương khánh thành sẽ có tổng công suất hơn 10 triệu tấn/năm. trở thành một tỉnh có sản lượng XM lớn nhất cả nước nhưng mỗi năm Ninh Bình chỉ tiêu thụ khoảng 800 ngàn tấn XM, đành rằng việc sản xuất XM không phải là để tiêu thụ nội tỉnh nhưng điều đó chứng minh rằng các nhà máy sẽ phải “bỏ qua” thị trường ngay tại chân mình và XM Tam Điệp cũng không phải ngoại lệ. Ngay trên địa bàn, XM pOMIHOA có giá thấp hơn Tam Điệp khoảng 200 ngàn đồng/tấn, Duyên Hà thấp hơn 160 ngàn đồng/tấn. Còn tại thị trường Hà Nội, XM rời của Tam Điệp được xem là thế mạnh trong vài năm vừa qua cũng không cạnh tranh nổi các loại XM có giá bán thấp hơn nhiều. XM pCB40 của Tam Điệp giá 910 ngàn đồng/tấn, mỗi tấn XM nhà phân phối chỉ lãi được 20 ngàn đồng, trong khi đó VinaKansai có giá 760 ngàn đồng/tấn và cả “món” bảo lãnh tín dụng 50 tỷ đồng, XM Hoàng Long cũng bước vào “cuộc đua” với 640 ngàn đồng cho một tấn XM rời. Vì thế, XM Tam Điệp mất hẳn lợi thế cạnh tranh về giá dẫn đến việc mất dần thị phần là điều khó tránh. Về phía VICEM lợi thế khuyến mại về giá của XM Tam Điệp cũng chỉ chênh lệch so với Bỉm Sơn là 5.000 đồng/tấn. Có thể thấy rằng, trong thương hiệu VICEM, XM Tam Điệp là đơn vị gặp khó khăn nhiều nhất cho vấn đề thị trường. Nỗ lực trong gian khó, XM Tam Điệp đã thu được kết quả đáng khích lệ trong 6 tháng đầu năm 2010, sản xuất và tiêu thụ 689 ngàn tấn sản phẩm bằng 105% so với cùng kỳ, lợi nhuận tuy lỗ 4 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 (lỗ 16 tỷ đồng) và thấp hơn rất nhiều so với ngân sách năm 2010 (dự kiến lỗ 39 tỷ đồng). Con số này được đánh giá là khá ấn tượng trong các đơn vị sản xuất XM của VICEM, kể cả về tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận. Tiếp tục vươn lên trong thế khó, XM Tam Điệp tìm hướng đi mới cho thị trường như tích cực đưa sản phẩm vào các công trình dự án của Nhà nước cho những công trình yêu cầu bắt buộc phải dùng XM của VICEM. Tiết kiệm chi phí sản xuất để hỗ trợ cho nhà phân phối bán hàng, cố gắng để có chất lượng clinker tốt nhất và giá thành rẻ nhất. XM Tam Điệp cũng đã tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Lào nhưng không dễ do chi phí lưu thông quá cao. Thêm vào đó, sản phẩm XM Tam Điệp đang chịu đến 28% chi phí tài chính trong lãi vay tương đương mức 180 ngàn đồng/tấn XM. Đây là khó khăn khi XM Tam Điệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Với mục tiêu mức bán XM Tam Điệp tăng khoảng 40% trong năm 2010 thì 6 tháng đầu năm sản phẩm XM Tam Điệp đã tăng được 19%. Nếu như việc thực hiện tái cơ cấu tài chính trong 845 tỷ vay thành công thì việc xuất khẩu XM sang thị trường Lào của XM Tam Điệp sẽ là việc có thể làm ngay. |
Bài toán thị trường của xi măng Tam Điệp
7
Bài trước