Thái Bình xây dựng nông thôn mới

thái bình là tỉnh nông nghiệp với gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. hiện nay, bình quân mỗi người dân chỉ còn 360 m2 đất canh tác với những phương thức thâm canh mới.

nông thôn thái bình đang từng bước chuyển mình nhưng đồng thời phải giải quyết những mâu thuẫn mới nảy sinh của cuộc sống. mặc dù vậy, thái bình bắt đầu xây dựng thí điểm vùng nông thôn mới theo nghị quyết hội nghị lần thứ 7 bch trung ương ðảng khóa x về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

cánh đồng lúa mùa rộng 200 ha mầu vàng ươm trải dài đều tăm tắp của xã bắc hải, huyện tiền hải đang chuẩn bị thu hoạch thì được đón các đoàn khách trong tỉnh và tỉnh bạn về thăm. ai cũng trầm trồ khen ngợi giống lúa mới bc15  của công ty cổ phần giống lúa thái bình được người nông dân nhanh chóng chấp nhận. nếu không nghe giới thiệu thì không ai có thể phân biệt được sự khác nhau của các loại giống lúa.

anh ðoàn xuân hải, một nông dân ở xã bắc hải có 9 sào lúa trong cánh đồng thâm canh nói trên hồ hởi báo tin với đoàn khách đến thăm: “chưa bao giờ lúa mùa ở quê chúng tôi lại tốt như năm nay. dự kiến mỗi sào gia đình tôi có thể đạt gần 300 kg, tính ra gần 9 tấn/ha đấy”. cả tỉnh thái bình năm nay được mùa lớn, đi đến đâu cũng gặp một không khí phấn khởi khi mùa màng bội thu.

từ bắc hải, chúng tôi dễ dàng nhận thấy những đổi thay nhanh chóng của các vùng quê trong tỉnh thái bình đồng bộ từ ngoài đồng vào trong làng. vào dịp cuối thu này có thể thấy toàn tỉnh là một mầu vàng mơ, báo hiệu sự no đủ của người dân địa phương. hai giống lúa đang được nông dân ưa chuộng hiện nay là tbr-1 và bc15, có năng suất và chất lượng cao, thay thế các giống lúa dài ngày với năng suất thấp trước đây.

sau hơn 20 năm đổi mới, nông thôn thái bình có nhiều khởi sắc, kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 54% (2000) xuống còn 39% (2007). số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82% (2001) xuống còn 58%. ðồng thời số hộ làm công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng lên chiếm hơn 16%. từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, chỉ trong hơn 10 năm, nhân dân địa phương đã đóng góp hơn hai trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. nhờ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn của toàn tỉnh đã được rải nhựa hoặc bê-tông hóa với tổng  chiều dài hơn 5.000 km. bây giờ, tất cả các loại xe có thể về tận các thôn, làng để đón khách hoặc chở hàng hóa về thành phố. 100% số xã, thôn ở trong tỉnh có điện thắp sáng và phục vụ sản xuất với gần 99% số hộ được sử dụng điện. nhiều thôn, làng đã có hệ thống điện chiếu sáng ngoài đường. thái bình là tỉnh đi đầu trong cả nước với việc thực hiện sáu chương trình lớn: ðiện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. hiện nay, 100% số xã có hệ thống thông tin liên lạc, 87% số xã có bưu điện, nhà văn hóa xã. hết năm 2007, thái bình đã có 58% (hơn 300 nghìn hộ) số gia đình và hơn 44% số thôn, làng đạt chuẩn văn hóa.

tốc độ tăng trưởng bình quân trong tám năm qua (2000-2007) của ngành nông nghiệp đạt hơn 4%, năng suất lúa ổn định 125-130 tạ/ha/năm; sản lượng lương thực luôn đạt hơn một triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia. ðến nay, toàn tỉnh đã có 507 trang trại và 2.320 gia trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước chuyển từ chăn nuôi phân tán, tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

năm 2006, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là 480 nghìn đồng/tháng. trong đó, thu nhập bình quân của 10% số nhân khẩu cao nhất là 950 nghìn đồng/người/tháng. toàn tỉnh có gần 10% số hộ có nhà hai tầng khang trang; 57% số hộ có nhà kiên cố, nhà đơn sơ chỉ còn 3,4%. hơn 67% số gia đình được sử dụng nước sạch. tỷ lệ hộ nghèo đến đầu năm nay chỉ còn hơn 10% (theo chuẩn mới). thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt hơn 10 triệu đồng.

tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong thời gian qua của thái bình chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương có truyền thống thâm canh lúa. trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm. công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm. nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, môi trường ngày càng ô nhiễm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân còn thấp, tạo ra khoảng cách phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng.

vùng nông thôn của tỉnh thái bình hiện nay có 277 xã với 1.598 thôn bao gồm 1,72 triệu người (chiếm hơn 92% số dân). trong đó, lao động làm nông – lâm – ngư nghiệp là gần 657 nghìn người, chiếm hơn 66% số lao động toàn tỉnh. vì thế từ nhiều năm qua, thái bình đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. mục tiêu của thái bình trong những năm tới là phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm truyền thống địa phương. xây dựng nông thôn giàu đẹp có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, kỹ thuật hiện đại gắn với cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. mở rộng dân chủ cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở nông thôn. ðến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp chỉ còn 14%; công nghiệp, xây dựng là 51% và thương mại – dịch vụ là 35%. ðồng thời từng bước giải quyết cơ bản việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần hiện nay (với mức 25 triệu đồng/người/năm).

khi đã thực hiện xóa xong cái đói, thái bình tính chuyện vươn lên làm giàu. xây dựng nông thôn mới là việc làm cần thiết nhưng phải có thời gian và điều kiện vật chất nhất định. vì thế, tỉnh thái bình quyết định trong hai năm 2009-2010 sẽ xây dựng thí điểm tám mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới ở tám huyện, thành phố trong tỉnh. ðây chính là những điểm sáng ở các vùng nông thôn khác nhau, từ đó tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng các điển hình ra diện rộng. thực tế hiện nay ở thái bình, nhiều chỉ tiêu (điện – đường – trường – trạm) đã đạt chuẩn theo nghị quyết 7 của trung ương đến năm 2020. vì vậy, nội dung xây dựng điểm mô hình nông thôn mới trong thời gian tới của tỉnh nhằm: hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, nâng cao thu nhập; nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn; ðào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; phát triển nghề và làng nghề.

trước mắt, tỉnh tập trung thâm canh tăng năng suất, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm, đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống theo hướng chất lượng cao, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, đưa cây màu, cây vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, bảo đảm đến năm 2010 có 35-40% diện tích lúa làm hàng hóa. theo đó, việc đẩy mạnh trang bị cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. ngay từ vụ mùa năm 2008, thái bình đã có chính sách khuyến khích nông dân mua máy cơ khí bằng cách hỗ trợ 50% giá trị một máy, hỗ trợ 100% giá trị hệ thống làm lạnh của kho lạnh, đồng thời khuyến khích những người làm nhiều diện tích vụ đông, cứ mỗi ha được tỉnh trợ giúp 600 nghìn đồng.

muc tiêu phấn đấu đến năm 2015 của thái bình là thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100% diện tích, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt 55%, khâu thu hoạch và ra hạt đạt 75%. toàn bộ hệ thống tưới tiêu bảo đảm đủ năng lực tưới tiêu chủ động theo yêu cầu thâm canh cho toàn bộ diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản. hệ thống đê điều, kênh mương của địa phương hoàn thiện có thể chủ động tiêu nước chống úng khi có mưa trên dưới 300 mm.

các khu dân cư trong địa bàn tỉnh được quy hoạch lại cho phù hợp quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế – kỹ thuật ở thôn, xã đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. nâng cao kiến thức đời sống và kiến thức nghề nghiệp cho nông dân. ðồng thời xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, phát huy cao độ tính sáng tạo của người dân nông thôn. cùng với sự phát triển kinh tế, thái bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn; thực hiện xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân địa phương. 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trường học ở tất cả các cấp được xây dựng kiên cố. tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa và khu vui chơi giải trí. toàn tỉnh phấn đấu đạt mức 38 người/máy điện thoại.

ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã của thái bình đều thành lập ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. chương trình được thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án cụ thể. nhưng trước hết là tỉnh tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng hiện đại và nâng cao điều kiện sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *