trong khi giá vật liệu xây dựng khá ổn định, giá đất vẫn tiếp tục tăng mỗi năm từ 5 đến 10%, một số dự án đặc thù, giá đất chiếm 99%. Tại các quận trung tâm, giá đất vào khoảng 400 – 500 triệu đồng/m2. Quản lý bất động sản cũng chính là việc quản lý giá đất.
Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội, trong đó nhận định giá cả và giao dịch tăng liên tục theo từng tháng. Đất nền khu vực phía Tây thành phố là nơi tăng giá mạnh nhất. Tại các dự án khu vực quận Hà Đông giá chuyển nhượng vào đầu tháng 5 tăng trung bình 40% so với cuối năm 2009. Tình trạng làm giá, tung tin đồn, giao dịch ảo đã đẩy giá bất động sản tăng mạnh so với cuối năm 2009.
Giá bất động sản tại Hà Nội đang ở mức cao. (Ảnh: Duy Khánh) |
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, mỗi năm dân số Việt Nam tăng trên 1 triệu người, trong khi diện tích nhà ở bình quân của một người là 18,6m2. Để diện tích bình quân không giảm, mỗi năm phải có thêm khoảng 19 triệu m2 nhà ở.
Đến nay, trên cả nước có khoảng 486 khu đô thị mới có quy mô từ 20 ha đến trên 1.000 ha với tổng diện tích đất theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha, trong đó có nhiều dự án đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa tiến hành triển khai.
Nhu cầu về nhà ở của người dân hiện còn rất lớn. Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người ở Việt Nam mới đạt trên 13 m2. Mục tiêu là đến năm 2015 theo Quyết định của Thủ tướng phải đạt 15 m2/đầu người và đạt 20 m2/đầu người vào năm 2020.
Bên cạnh việc đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà xã hội, Thứ trưởng Nguyễn trần Nam cũng đề xuất mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Đây là một giải pháp rất hiệu quả đã được nhiều nước áp dụng. Cả nước hiện có khoảng 9 triệu người đi làm công ăn lương, chỉ cần mỗi người đóng vào 1% thu nhập hàng tháng thì con số của quỹ sẽ rất lớn.
“Không chỉ những người chưa có nhà, những ai có nhà rồi cũng nên góp vào quỹ nhà ở thì mới mong người dân ai ai cũng có chốn an cư”, Thứ trưởng Nguyễn trần Nam cho biết.
Duy Khánh