13,3 tỷ đồng chưa phải là to so với một chiến lược chống chọi với sự biến đổi khí hậu toàn cầu song nó lại là một bài học đắt giá với một tỉnh chưa giầu có như thừa thiên – huế. công trình xử lý khẩn cấp chống sạt nởbờ biển khu vực xã phú thuận, huyện hoà vang đã tan theo bọt biển sau hơn một năm đưa vào sử dụng. giờ đây, người ta hoặc là trông chờ vào sự bảo hành của hãng thầu, hoặc là bắt đầu nghĩ đến phương án khác kể từ khi cơn lũ lịch sử năm 1999 làm mở cửa biển tại xá phú thuận đến nay, bờ biển đoạn này thường xuyên bị xâm thực mạnh mỗi khi có sóng to gió lớn. việc làm này là tất yếu bởi cuộc sống của hàng ngàn người dân khu vực và những giá trị về văn hoá, du lịch. công trình bao gồm xây dựng 1.081m kè bờ từ bãi tắm hoà duân hướng về phía nam cùng nhiều công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí đầu tư là 29,6 tỷ đồng. dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm 2007 – 2008 đơn vị được chỉ định thầu là cty space pur (pháp). công nghệ được ứng dụng trong dự án là stabiplage, hoặc nói theo tiếng việt là “mỏ hàn mềm”. nhiều người hy vọng vào giải pháp công nghệ này bởi trước đây, các giải pháp “cứng” là bê tông cốt thép đề không mang lại hiệu quả. giai đoạn 1 của dự án trị giá 13,3 tỷ đồng được thực hiện sau 2 tháng thi công. tháng 8/2007, công trình được đưa vào sử dụng với sự bảo hành của hãng thầu là 2 năm và độ bền vững là 40 năm. nhưng hỡi ôi, lòng người làm sao đo được lòng biển. chỉ sau một năm, hệ thống “mỏ hàn mềm” tưởng như tuổi thọ được đến 40 năm đã bị sóng biển đập vỡ cho tan tành. sau khi hai mỏ hàn cũ đã vỡ, nhà thầu đã xây hai mỏ hàn mới chồng lên nhưng vẫn bị sóng biển giày vò cho tan nát… có nhiều ý kiến khác nhau về sự đổ vỡ của dự án. có người cho rằng việc xói lở kè biển từ trước đến nay thường là xói lở “từ bên trong” của mỗi chiếc kè, đặc biệt là với những dự án được chỉ định thầu. theo lệ thường thì những người được chỉ định thầu là những người rất có trách nhiệm, với bản thân công trình thì ít mà với những người có quyền chỉ định thì nhiều. cho nên, việc chỉ định thầu chính là nguyên nhân của việc xói lở. cũng có ý kiến lại cho rằng vì chủ trương từ trên đã có, tiền ở trên đã duyệt, nếu không nhanh chóng tiêu đi thì cuối năm phải trả lại ngân sách nhà nước, nên thà làm thí điểm còn hơn là không làm, “méo mó có hơn không”… những ý kiến trên không phải không có căn cứ thực tiễn nhưng dường như có phần võ đoán. tuy nhiên, trường hợp cụ thể này đã cho chúng ta một bài học lớn rằng một khi đối mặt với thiên nhiên, con người cần phải hết sức cẩn trọng. đứng trước biển khơi, con người luôn luôn bé bỏng và đáng thương. chinh phục thiên nhiên không có nghĩa là bắt nó phải khuất phục con người, mà là nghiên cứu nó, chung sống với nó, khai thác nó và chia sẻ cùng nó. còn không, dù cho giàu có đến mấy, con người sẽ biết thế nào là “muối bỏ biển”. |