để phát huy giá trị lâu dài của hoàng thành thăng long trong bối cảnh đô thị đương đại, tiến sĩ nguyễn thị hậu, viện nghiên cứu xã hội học thành phố hồ chí minh đã nêu ra giải pháp bảo tồn không thể tách rời việc bảo vệ quần thể – hệ thống di tích của thăng long – hà nội, được các nhà nghiên cứu về khoa học lịch sử đánh giá cao. giải pháp bảo tồn này nêu bật việc không thể tách rời bảo vệ quần thể – hệ thống di tích của thăng long – hà nội cần phải có sự phối hợp hoạt động của ngành giáo dục và du lịch. quần thể này được khảo sát, điều tra tổng thể, lập bản đồ và hồ sơ lưu trữ bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. toàn bộ “ngân hàng dữ liệu” này được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch kiến trúc đô thị. các nhà kiến trúc, nhà khảo cổ, xây dựng “đàm phán” nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại đối với các di tích. các di tích đa bị hủy hoại hay hư hỏng cần khai quật “chữa cháy” hay nằm trong quy hoạch xây dựng cần “giải tỏa”. tất cả các thông tin về di tích không còn hiện diện cũng phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ du lịch của thành phố. thành phố cần thành lập bảo tàng di tích khảo cổ học hoàng thành thăng long tại 18 hoàng diệu. vì không/chưa thể bảo tồn hiện vật ngay tại di tích, biến toàn bộ di tích thành “bảo tàng ngoài trời” nên việt nam cần bảo tồn và trưng bày trong bảo tàng để phát huy giá trị của hiện vật thông qua việc nhanh chóng phục vụ công chúng. phương án phủ kính trên hố khai quật và che mái cho di tích này hiện nay vẫn là tối ưu. trong tương lai những hố khai quật khác cũng sẽ được bảo tồn kết hợp phục dựng cảnh quan bên trên mỗi hố khai quật sao cho khách tham quan có cảm giác mình đang đi ngược lại thời gian trở về với kinh thành thăng long từng thời kỳ lý – trần – lê. để thực hiện được, các nhà khoa học nghiên cứu mô hình điển hình cho mỗi giai đoạn để lựa chọn cảnh quan cần phục dựng. trên cơ sở đưa ra triển vọng hợp tác khoa học giữa viện khảo cổ học và viện viễn đông bác cổ (pháp) ông olivier tessier, viện viễn đông bác cổ cho rằng: về quy hoạch khu di tích khảo cổ 18 hoàng diệu và xây dựng công viên bảo tàng và khảo cổ học tại chỗ nên được thực hiện duy nhất một đội ngũ chuyên gia gồm các kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch đô thị, các nhà thiết kế phong cảnh và các nhà quản thủ sẽ cho phép tạo nên sự thống nhất về kiến trúc và cảnh quan cho toàn bộ khu di tích. nên gạt bỏ ý định mô phỏng theo khuynh hướng kiến trúc hoành tráng dạng thẳng đứng của tòa nhà quốc hội tương lai để thiết kế kiến trúc hai bảo tàng tại chỗ do nó làm tăng quy mô các hình khối, lấn át khu di tích và sẽ làm biến mất các phối cảnh theo bề ngang mở ra ngoài và lùi ra xa. một kiến trúc cảnh quan nhẹ nhàng và có quy mô mang tính nhân văn cho phép bảo tồn và phát huy đặc tính không gian đặc biệt của khu đô thị này. từ khai quật khảo cổ học tới tái tạo, việc phát triển một chương trình tái tạo bằng kỹ thuật tin học 3d có thể sẽ có ích phục vụ các mục đích khoa học. để đem lại sự hiểu biết toàn diện và tổng thể về cấu trúc khu hoàng thành và sự lắp đặt về không gian của nó, các nhà khoa học phải áp dụng các kỹ thuật và phương pháp khảo sát phù hợp với môi trường đô như pháp và nhật bản đã thực hiện trong lĩnh vực khảo cổ học phòng ngừa…/. |