cùng với sự thu hút các dự án lớn, nhất là trong lĩnh vực cảng biển, các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp (kcn), nhu cầu vật liệu san lấp các công trình trên địa bàn tỉnh bà rịa-vũng tàu rất lớn. theo tính toán của ngành chức năng, đến năm 2020 trữ lượng vật liệu san lấp chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu. bà rịa-vũng tàu đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng vật liệu san lấp phục vụ các dự án là một nguyên nhân làm chậm tiến độ một số công trình. thời gian gần đây, một số nhà đầu tư xây dựng kcn trên địa bàn tỉnh đã phải chạy đôn, chạy đáo để kiếm đất, cát san lấp, lấy mặt bằng. một số nhà đầu tư khác đã chọn giải pháp tình thế là mua cát từ miền tây với giá khá cao để phục vụ nhu cầu san lấp của mình. chưa bao giờ, vật liệu san lấp ở bà rịa-vũng tàu lại có giá như lúc này. theo quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản năm 2006 của tỉnh bà rịa-vũng tàu, trên địa bàn tỉnh có 76 điểm mỏ khai thác vật liệu san lấp với tổng diện tích hơn 2.200 ha, trữ lượng dự báo gần 80 triệu m3. báo cáo mới nhất của sở tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa-vũng tàu cho biết, tính từ tháng 1-2006 đến tháng 9-2008, cơ quan này đã trình ubnd tỉnh cấp 26 giấy phép khai thác vật liệu san lấp với tổng diện tích 214 ha. về sản lượng khai thác, các doanh nghiệp đã khai thác được 4,9 triệu m3 vật liệu san lấp (làm tròn số). như vậy, so với trữ lượng dự báo ở trên đã nói, thì vật liệu san lấp còn lại là rất lớn gần 75 triệu m3. thế nhưng, trên thực tế hiện nay, trữ lượng dự báo còn lại không phải là con số trên vì nhiều khu quy hoạch vật liệu san lấp hiện trữ lượng không còn như thời điểm lập quy hoạch vào năm 2006. một cán bộ của phòng khoáng sản, sở tài nguyên và môi trường tỉnh lý giải do có rất nhiều điểm mỏ bị khai thác trái phép, khai thác trộm. điển hình là những nơi: tân ninh (xã châu pha), ấp 3 (xã tóc tiên), song vĩnh, song vĩnh 2 (xã tân phước), khe suối ngọt, núi tóc tiên thuộc huyện tân thành. điểm dinh cố thuộc huyện long điền và điểm gò rùa thuộc huyện châu đức,v,v…
bên cạnh đó, một số điểm mỏ đã bị đường giao thông nông thôn chia cắt. như vậy, tổng trữ lượng vật liệu san lấp còn lại trên thực tế chỉ khoảng 70%, tương đương với 52 triệu m3. theo quy hoạch, sắp tới trên địa bàn tỉnh bà rịa-vũng tàu sẽ có một số kcn mới được thành. đặc điểm địa hình của các kcn này là vùng đất trũng, bùn lầy ven sông thị vải do đó nhu cầu vật liệu san lấp sẽ tăng cao hơn so với dự báo trước đây. trước thực trạng này, sở tài nguyên và môi trường sắp sửa trình ubnd tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khai thác tài nguyên tỉnh br-vt giai đoạn đến năm 2010. theo quy hoạch bổ sung này, vật liệu san lấp có thêm năm điểm mới và sáu điểm cũ được mở rộng, nâng tổng số điểm khai thác lên con số 80 với diện tích gần 2.500 ha, trữ lượng dự báo gần 94 triệu m3. như vậy, kể cả mở thêm, mở rộng nhiều điểm mỏ mới, thì trữ lượng vật liệu san lấp dự báo cũng chỉ đáp ứng được 59% nhu cầu sử dụng đến năm 2010. khai thác vật liệu san lấp từ đâu để phục vụ cho nhu cầu san lấp mặt bằng? bài toán này các cơ quan chức năng cần tính toán một cách khoa học vừa không làm hủy hoại môi trường khi khai thác vừa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. huyện tân thành và tp.vũng tàu là hai địa phương có nhu cầu vật liệu san lấp lớn nhất, chiếm phần lớn nhu cầu của toàn tỉnh do tập trung nhiều dự án lớn. nhưng giai đoạn 2011-2020, ở hai địa phương trên chưa có nguồn đáp ứng. trước tình hình trên, một số doanh nghiệp đã có tờ trình đề nghị ubnd tỉnh cho phép khai thác cát trên luồng hàng hải sao mai và khu vực vịnh gành rái để đáp ứng nhu cầu trước mắt của tỉnh, vừa nào vét luồng cho tuyến hàng hải quan trọng này. |
Bà Rịa-Vũng Tàu trước nguy cơ thiếu vật liệu san lấp
2