“Không buông tay với tham nhũng”

đó là lời khẳng định của chủ tịch quốc hội nguyễn phú trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây ở quận ba đình và cầu giấy (hà nội). sự bức xúc về nạn tham nhũng từ nhiều năm nay đã âm ỉ trong dân chúng, lúc bùng phát chỗ này chỗ khác, lúc bấm bụng nén răng chịu đựng, nhưng vì sự tồn vong của một nhà nước, sự bền vững niềm tin của một đảng cầm quyền, cho nên cứ mỗi lúc có cơ hội gặp gỡ những vị lãnh đạo cao cấp, người dân lại bày tỏ đúng lòng mình.

trên thế giới này, bất cứ một thể chế chính trị nào, đều không dung túng hành vi tham nhũng. đó là hành vi vô văn hoá, vô đạo đức, là hành vi cướp cạn giữa ban ngày mà bất cứ chế độ nào cũng lên án và đưa vào vòng kiểm soát của pháp luật. ở nước ta, một chính quyền “của dân, do dân, vì dân” lại càng không bao giờ chấp nhận sự tồn tại của những hành vi đó, kể cả trong ý nghĩ.

chủ tịch nguyễn phú trọng đã khẳng định: “đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. nhà nước đang làm quyết liệt, có hiệu quả song chưa đạt yêu cầu, cần phải triển khai ráo riết hơn nữa và không bao giờ được phép buông tay”.

nhiều người dân tin rằng nhà nước đang cố gắng hết sức mình để chống tham nhũng, cũng như bất cứ một người nào muốn uống thuốc để khỏi bệnh. tham nhũng vốn là căn bệnh thuộc về quyền lực. quyền lực lại gồm có rất nhiều loại, quyền lực địa vị và quyền lực cá nhân. trong quyền lực địa vị lại bao gồm có quyền lực pháp lý, quyền lực cưỡng bức, quyền lực khuyến khích, quyền lực liên kết… trong quyền lực cá nhân lại gồm có quyền lực chuyên môn, quyền lực thông tin, quyền lực tư vấn… vì vậy, sự nỗ lực chống lại những thói xấu của chính mình luôn luôn khó khăn và lâu dài.

có ý kiến cho rằng cần phải minh bạch mới chống được tham nhũng. về lý thuyết thì đúng là như vậy nhưng trong cuộc sống, minh bạch dường như là một mong muốn của một đường tiệm cận trong toán học, không bao giờ có điểm tận cùng. lại có ý kiến đề nghị cho người dân tham gia chống tham nhũng. điều đó hoàn toàn đúng nhưng người dân lại thiếu công cụ, đó là thông tin. một cử tri tên là nguyễn ngọc hà (p.cống vị, q.ba đình, hà nội) tha thiết đề nghị chính quyền cần tin dân, mạnh dạn giao cho dân làm những công trình, dự án nhỏ, vừa nhanh, vừa rẻ. thế thì với những dự án lớn, vai trò người dân ở đâu? có làm nổi vai trò giám sát không?…

chống tham nhũng luôn luôn là vấn đề người dân quan tâm và dường như cũng là vấn đề nan giải của cả bộ máy quản lý nhà nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *