theo ông phạm sỹ liêm, phó chủ tịch tổng hội xây dựng việt nam: trong thập niên qua, nước ta đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng gdp và giảm nghèo. có được thành công này một phần là nhờ vào mức đầu tư cao hàng năm để phát triển kết cấu hạ tầng (kcht). tuy vậy, thành công còn có thể lớn hơn nữa nếu nâng cao được hiệu quả đầu tư hiện còn hạn chế, nhất là trong các ngành giao thông, thủy lợi, cấp nước và vệ sinh. hơn nữa, hiệu quả của dự án đầu tư kcht lại phụ thuộc nhiều vào quy hoạch (qh) không chỉ của từng ngành mà còn cả qh lãnh thổ quốc gia và đô thị; phụ thuộc vào cách phân tích lợi ích kinh tế rất đặc thù của kcht và trình độ quản lý dự án xây dựng loại công trình đặc thù thường trải theo tuyến hoặc hình thành hệ thống này; phụ thuộc vào năng lực quản lý vận hành công trình sau khi xây dựng hoàn thành… tuy nhiên nhưng hoạt động này ở vn lại đang rất yếu kém. các thách thức kể trên không chỉ đối với vn, mà còn đặt ra cho hầu hết các nước đang phát triển. hiện nay các nước đang phải tìm tòi những cách thức phát triển mới trong lĩnh vực hạ tầng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và để ứng phó với biến đổi khí hậu. quy hoạch, đầu tư và quản lý kcht… còn nhiều bất cập theo ông liêm, điểm yếu trong thể chế quản lý hiện hành trong lĩnh vực kcht dễ tạo điều kiện này sinh tính cục bộ trong các ngành và địa phương. ví như, về qh, hiện nay các tiểu ngành như đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng cá, sân bay, giao thông đô thị, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn, thoát nước đô thị, thu gom rác thải… đều “mạnh ai người ấy” lập qh riêng mà không quan tâm phối hợp toàn ngành và liên ngành, do đó gây nên tình trạng thiếu đồng bộ và nhiều khi gây trở ngại cho nhau. ví như, từ khi phát triển mạnh hệ thống đường bộ tại đồng bằng sông cửu long, nhiều người nhận xét rằng nước lũ ở đây dâng nhanh hơn và nước rút chậm hơn trước; các cảng biển kém hiệu quả vì thiếu đường ra vào cảng; đường đô thị ngày càng tôn cao và ao hồ bị san lấp đã cản trở việc thoát nước, nước thải đô thị thượng lưu làm ô nhiễm nguốn cấp nước đô thị hạ lưu… hơn nữa, khi lập kế hoạch đầu tư, việc thiếu vắng qh lãnh thổ quốc gia và qh vùng khiến việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp cũng như việc tạo lập hệ thống kcht đồng bộ gặp nhiều khó khăn. ngoài ra, do thể chế quản lý dự án đầu tư xây dựng và thu hồi đất phục vụ nhiều dự án còn yếu kém nên tiến độ thực hiện dự án thường bị kéo dài, chi phí xây dựng vượt tổng dự toán khá nhiều. mặt khác, công tác quản lý vận hành có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của kcht nhưng lại chưa được các nhà hoạch định chính sách coi trọng. ngân sách của các cấp chính quyền thường không cấp đủ kinh phí cho quản lý vận hành, có khi chỉ được một nửa mức yêu cầu, nhưng phí sử dụng dịch vụ hạ tầng lại được định rất thấp đối với dịch vụ có thu; (cục đường bộ vn cho biết hàng năm chỉ được cấp khoảng 60% vốn đáp ứng nhu cầu duy tu đường bộ). hơn nữa, nhân lực quản lý, vận hành ít được đào tạo, công nghệ chậm đổi mới vì vậy kcht thường bị xuống cấp nhanh chóng, tuổi thọ bị giảm nhiều. đổi mới, thể chế chính sách – “chìa khóa” để giải bài toán hiệu quả đầu tư công thực trạng yéu kém trong qh, đầu tư và quản lý vận hành kcht trong thời gian qua ở nước ta gây ra nhiều thất thoát lãng phí, làm tăng chi phí tăng trưởng kinh tế quốc dân (hệ số icor), không chỉ khiến chính phủ và dư luận xã hội lo lắng mà còn được cộng đồng các nhà tài trợ quan tâm, vì kcht là lĩnh vực sử dụng nhiều vốn oda. “đất nước ta đang ra sức kiềm chế lạm phát, tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp cnh-hđh và hội nhập quốc tế để hoàn thành thắng lợi chiến lược phát triển 10 năm (2001-2010), chuẩn bị bước vào thập niên phát triển mới. trong bối cảnh đó, dù nước ta đang đầu tư lớn cho kcht với tỷ lệ vốn chiếm khoảng 9% gdp (ở các nước thường vào khoảng 6-7% gdp), nhưng lĩnh vực kcht vẫn phải được phát triển mạnh hơn và đi trước một bước; vốn đầu tư cho kcht theo dự báo phải tăng lên 10 -11% gdp trong khi vốn oda lại sụt giảm (nếu tính theo % gdp). mặt khác, cần nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý đối với toàn bộ lĩnh vực kcht. chìa khóa để làm được việc làm trên chính là tiếp tục đổi mới kịp thời thể chế và chính sách trong lĩnh vực quan trọng này” – ông liêm nhận định. ví như việc các cơ quan chức năng phải hoàn thiện thể chế thu hồi đất. hiện nay tất cả các dự án kcht đều bị chậm tiến độ do vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng. nguyên nhân do đối xử chưa công bằng giữa bên có đất bị thu hồi và bên đầu tư; chưa thật chặt chẽ về pháp lý nên dễ bị các bên lạm dụng; thiếu tính chuyên nghiệp trong việc thi hành thu hồi đất… để khắc phục vấn đề trên, tổng hội xây dựng việt nam đề xuất, người có đất là người đóng góp vào sự phát triển cũng như chủ đầu tư là người góp vốn, vì vậy họ không còn phải là bên bị thiệt hại, không những thế cùng giống như chủ đầu tư, họ phải được lợi ích từ kết quả phát triển chứ không đơn thuần thu hồi vốn. đối với dự án kcht, số người được hưởng lợi ích từ dự án rất đông chứ không riêng gì chủ dự án là nhà nước, càng không nên để một số người bị thiệt hại. quan điểm này thể hiện sự công bằng xã hội và cũng khả thi về mặt kỹ thuật. điều đó cũng không làm cho dự án trở nên đắt đỏ nếu nhà nước biết điều hành làm hạ mặt bằng giá đất xây dựng của cả nước hiện đang quá cao và làm cho đồng tiền chi ra để có đất quay vòng trở lại thành vốn phát triển sản xuất… mặt khác, tài chính kcht đang phải đối diện với thách thức lớn, do sự thiếu vốn đầu tư và quản lý vận hành. những năm gần đây, nhà nước đã đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư kcht, tuy vậy nguồn vốn chủ yếu vẫn là oda. theo ông liêm, nguồn vốn oda từ sự trợ giúp quốc tế được đánh giá là hiệu quả, nhưng vẫn có thể nâng cao hiệu quả hơn nữa, như việc từ chối những dự án đắt (có dự án cấp nước do nước này viện trợ lại đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba dự án của nước khác có điều kiện tương tự, nếu quy về suất đầu tư cho 1m3 nước công suất) hoặc yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện ràng buộc như phải sử dụng tư vấn nước ngoài cho loại dự án đã trở nên thông thường. vốn đối ứng từ ngân sách tuy chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ chiếm khoảng 10 – 15% cho từng dự án nhưng cộng gộp lại, trở thành khoản chi lớn vượt quá khả năng ngân sách. vốn đối ứng được dùng cho chi phí đất đai, nhưng do quá eo hẹp nên chi chậm hoặc không chi không đủ, làm cho việc giải phóng mặt bằng ì trệ, kéo theo việc chậm giải ngân oda. hiện tượng này đã trở thành căn bệnh kinh niên. theo các chuyên gia, cách chữa trị là cần nói rõ sự thật cho bên viện trợ và đề nghị giảm một nửa tỷ lệ vốn đối ứng, hoặc tìm thêm nguồn vốn khác để bổ trợ cho ngân sách. ngoài ra, quốc hội cần giám sát chặt chẽ hơn nữa việc phân bổ sử dụng vốn oda, kể cả việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn dự án của các địa phương muốn tiếp nhận vốn oda. theo đó, số lượng dự án có thể ít đi nhưng được thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ sẽ vẫn tốt hơn. bên cạnh đó, trao đổi với các phóng viên báo chí trong chiều ngày 8/12, tại hà nội, ông liêm cho biết, ngày 12/12 tới đây, tổng hội xây dựng vn sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “quy hoạch, đầu tư và quản lý vận hành kcht”. theo đó, các chuyên gia sẽ tập trung thảo luận và kiến nghị chính phủ một số cải tiến, đổi mới trong qh, đầu tư và quản lý vận hành hệ thống kcht để nâng cao hiệu quả đầu tư công. ví như việc, chính phủ cần quyết định khuôn khổ thể chế cho hệ thống qh đồng bộ trên cả nước, bao gồm qh tổng thể phát triển kt-xh và sử dụng đất đai ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp cơ sở (bao gồm đô thị và khu dân cư nông thôn); qh hệ thống kcht để thực hiện qh tổng thể sử dụng đất đai các cấp; thành lập viện qh quốc gia; giao cho bộ kh&đt đưa phương pháp phân tích chi phí – lợi ích vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của các dự án đầu tư xây dựng kcht; chính phủ ban hành một nghị định về quản lý vận hành kcht, thay thế cho các quy định về sản phẩm, dịch vụ công ích trong luật doanh nghiệp nhà nước và luật doanh nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực vận hành kcht… hy vọng những đề xuất trên sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách tiếp tục đổi mới thể chế quản lý phát triển kcht và xây dựng chiến lược kcht ngày càng bền vững, hiệu quả. |
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Cần giải tiếp bài toán hiệu quả
1