Hà Nội: Khó khăn trong quản lý tài nguyên nước và cấp phép xả nước thải

luật tài nguyên nước được ban hành đã 10 năm, nhưng cho đến nay, hầu hết tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội vẫn chưa nắm được các quy định của lụât cũng như trách nhiệm của mình trong việc phải liên hệ với các cơ quan quản lý để đăng ký và lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước. hạn chế này được thể hiện qua số liệu cấp phép hàng năm trên cả thành phố hà nội (mở rộng), với tổng số hồ sơ cấp phép khai thác nước là 92 hồ sơ. cụ thể, năm 2006 cấp phép cho 37 đơn vị, năm 2007 cấp phép cho 23 đơn vị, năm 2008 cấp phép cho khoảng 40 đơn vị.

để tăng cường quản lý, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước, cùng với công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến pháp lụât về tài nguyên nước đến các tổ chức, cá nhân, sở tài nguyên và môi trường sẽ đẩy mạnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. đồng thời, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ cấp phép khai thác nguồn nước và xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp lụât. tuy nhiên, để phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, thành phố cần có kế hoạch xây dựng bổ sung các nhà máy nước và mạng lưới đường ống cấp nước sạch tập trung, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trên địa bàn. đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.

sau 2 năm triển khai thực hiện, sở tài nguyên và môi trường thành phố cũng mới cấp phép xả nước thải cho 47 đơn vị, trong đó năm 2008 cấp phép cho hơn 20 đơn vị. tỷ lệ cấp phép đạt được quá thấp so với tổng số các tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ xin cấp phép theo quy định. đặc biệt, qua kiểm tra, phần lớn các dự án đầu tư xây dựng chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải; nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện, khách sạn…vi phạm việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc cũng có dự án muốn đầu tư trạm xử lý nước thải nhưng không còn diện tích đất để xây dựng trạm xử lý.

đối với các doanh nghiệp, việc xử lý nước thải trong qúa trình sản xuất liên quan đến việc đầu tư kinh phí để xây dựng trạm xử lý, vận hành và tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên nhiều doanh nghiệp không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc xây dựng nhưng không duy trì vận hành thường xuyên. một số đơn vị sự nghiệp, nguồn kinh phí đầu tư phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước nên chưa đầu tư xây dựng đồng bộ hoặc cũng có đơn vị không duy trì hoạt động hệ thống xử lý liên tục do thiếu kinh phí vận hành nên nguồn nước thải xả ra không được xử lý triệt để./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *