Hải Phòng: 3 thiếu trong giải phóng mặt bằng

năm 2009 là năm thứ 2 liên tiếp, hải phòng lấy công tác giải phóng mặt bằng làm “chủ đề năm”. điều này cho thấy, công tác này của thành phố đang gặp muôn vàn vướng mắc, khó khăn. khó từ phía cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, ổn định; khó vì sự quản lý, điều hành yếu kém của chính quyền địa phương.

* thiếu chính sách đồng bộ

chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (gpmb) liên tục thay đổi, thiếu thống nhất ở các địa phương với các khung giá chênh lệch nhau làm người dân thì thiếu tin tưởng, còn công tác điều hành, quản lý ở cơ sở gặp khó khăn. nhà máy nhiệt điện hải phòng (dự án nhiệt điện lớn nhất cả nước, đặt ở huyện thuỷ nguyên) kéo nhiều năm đã 5 lần thay đổi chính sách đền bù, lần sau cao hơn mức lần trước. người đã nhận đền bù mức giá cũ lại lục đục kéo nhau đi… kiện vì người sau có mức cao hơn mình, càng làm cho công tác này trở nên phức tạp. hay dự án nhà máy đóng tàu sông cấm cơ sở ii (thuỷ nguyên) qua 2 năm cũng 2 lần thay đổi đơn giá nên nhiều hộ dân bắt đầu so sánh, kiến nghị, có những hành động phản đối kịch liệt, thậm chí còn cản trở đơn vị thi công bằng nhiều cách. nhiều dự án khác cũng rơi cảnh tương tự và mỗi lần thay đổi cơ chế, chính sách như vậy, các cơ quan chức năng lại phải mất thêm thời gian giải quyết đơn thư, kiến nghị của nhân dân về hạng đất, giá cả theo chính sách mới, còn nhà đầu tư phải chi trả thêm kinh phí do mức giá đền bù tăng cao.

người dân ở phường hải thành, quận dương kinh phản ánh: tại sao trên cùng địa bàn phường, các dự án khác nhau thì có mức hỗ trợ, đền bù khác nhau. điển hình như: năm 2002, dự án của công ty tnhh đỉnh vàng trả dân 72.000 đồng/m2; năm 2007, dự án khu đô thị olympia lại trả dân 38.000 đồng/m2 và cùng thời gian này, dự án đường điện 220 kv đồng hoà – đình vũ đền bù mức giá 55.000 đồng/m2. tương tự, mới đây dự án xây dựng tổ hợp khu resort sông giá tại xã lưu kiếm (huyện thủy nguyên) chủ đầu tư đã phải chi thêm hơn 14 tỷ đồng hỗ trợ vì các hộ dân kiến nghị chênh lệch giữa 2 mức áp giá của chính quyền ở các thời điểm khác nhau. để được việc mình, chủ dự án đồng ý 9 khoản hỗ trợ nằm ngoài quy định chế độ, chính sách bồi thường. tuy nhiên, việc này khiến cho các dự án khác trên địa bàn huyện gặp khó khăn hơn và cũng không giải quyết triệt để được vấn đề. trong nửa đầu tháng 12/2008, hàng chục hộ dân ở lưu kiếm đã có hành động thái quá, ngăn chặn đường đi lối vào thi công dự án này làm mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

*thiếu khu tái định cư

tuy chưa có con số thống kê chính xác, nhưng ước tính toàn thành phố có hơn 4.500 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng chưa được bố trí đất tái định cư. riêng dự án khu đô thị mới ngã năm-sân bay cát bi (quận ngô quyền), đến thời điểm này đã giao tái định cư hơn 1000 hộ trong tổng số 1400 hộ cần bố trí tái định cư. có rất nhiều hộ nằm trong dự án này đã thu hồi đất 5-6 năm nay, nhưng mãi đến tháng 6 vừa qua mới được giao đất tái định cư, khiến cho họ rơi vào cảnh ở nhờ hoặc ở nhà thuê, cuộc sống không ổn định kéo dài.

năm 2008, huyện thuỷ nguyên triển khai hơn 40 dự án, với diện tích thu hồi gần 1.000 ha, tổng số hộ cần bố trí đất tái định cư và bố trí giãn dân lên tới hơn 1.000 trường hợp. đến đầu tháng 11, gần 60% diện tích đã gpmb (gần 580ha), nhưng mới có 220 hộ được bố trí tái định cư. dự án tổ hợp khu resort sông giá đã có quy hoạch chi tiết, có quyết định thu hồi đất, nhưng đến đầu tháng 11 khu đất tái định cư vẫn chưa tiến hành việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ vì chưa có quy hoạch và bản đồ địa chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. không ít chủ dự án có đất bán kinh doanh nhưng không có đất tái định cư trả cho các hộ dân, tình trạng chỗ đất đẹp bán kinh doanh, chỗ đất xấu dành làm tái định cư đang xảy ra ở một số dự án. việc xây dựng các khu tái định cư ở hầu hết dự án đều chậm, thủ tục rườm rà, một số dự án đã đưa vào sử dụng, nhưng người dân vẫn chưa được hoàn tất các thủ tục nhận đất tái định cư đang gây lãng phí và dư luận không tốt.

* cán bộ thiếu năng lực

theo đánh giá của thành phố, gần đây tiến độ giải phóng mặt bằng nhiều dự án chậm do các địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; đội ngũ cán bộ hạn chế khả năng giải thích, vận động để người dân hiểu đầy đủ về chính sách liên quan; hệ thống chính trị cơ sở chậm “vào cuộc”.

ở nhiều dự án, cán bộ làm công tác đền bù gpmb yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. nhiều lúc mắc các thiếu sót trong tính toán đền bù, thậm chí còn tính toán sai phương án đền bù cho dân, buộc phải chỉnh sửa nhiều lần, hay một số cán bộ địa chính kiểm kê tại hiện trường còn mang tính cảm tính, thiếu chính xác. điển hình ở 2 dự án nhà máy nhiệt điện hải phòng và dự án tổ hợp khu resort sông giá phương án hỗ trợ làm đi làm lại nhiều lần vẫn không rõ ràng, nhiều sai sót trong tính diện tích, hạng đất, cây vụ đông… một số nơi, tình trạng cán bộ thống kế, tính toán, tự ý nâng hạng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đất công ích sang đất giao lâu dài… bên cạnh đó, còn phải nói đến sự yếu kém, có phần buông lỏng trong quản lý đất đai, quản lý mặt bằng vùng quy hoạch của các cấp chính quyền khiến giải phóng mặt bằng của hải phòng càng trở nên khó khăn và thậm trí bị ắch tắc.

năm 2009, hải phòng chọn là năm “giải phóng mặt bằng và an sinh xã hội” song trước hết, thành phố cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ chế, chính sách có tầm bao quát, đồng bộ, thống nhất, dài hạn, không nên nay đổi, mai thay tự gây khó cho mình. kèm theo đó là cần có sự lựa chọn những cán bộ có tâm, có tầm, có trách nhiệm với công việc, với nhân dân để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đầy khó khăn này./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *