Xi măng ở thị trường phía Nam: Tăng giá từ nhà sản xuất

các nhà phân phối xi măng (xm) trên địa bàn tp.hcm đã nhận được thông báo điều chỉnh giá bán từ các dn sản xuất xm khu vực phía nam. theo đó, giá xm cotec giao tại nhà máy từ 56.000 đồng/bao tăng lên 60.000 đồng/bao (tương đương tăng 80.000 đồng/tấn), fico từ 56.000 đồng/bao lên 60.750 đồng/bao (tăng 95.100 đồng/tấn), hà tiên 1 từ 53.500 đồng/bao lên 60.000 đồng/bao (tăng 130.000 đồng/tấn), lafarge từ 53.350 đồng/bao lên 60.000 đồng/bao (tăng 133.000 đồng/tấn).

ông mai anh tài – phó giám đốc cty cp xm hà tiên 1 cho biết, giá bán điều chỉnh đã được tăng từ ngày 8/6, giá bán trên dựa trên cơ sở rà soát lại giá thành, tính toán lại giá thành sản phẩm hợp lý, điều chỉnh giá bán cho không lỗ mà cty đã có văn bản kiến nghị gửi tcty công nghiệp xm việt nam (vicem). đồng thời hà tiên 1 cam kết với các nhà phân phối chính cùng một số cửa hàng trực thuộc hệ thống này giữ giá đến tay người tiêu dùng ở mức 72 ngàn đồng/bao chưa bao gồm phí vận chuyển. hiện giá xm bán lẻ trên thị trường phía nam ở mức 76 – 86 ngàn đồng/bao tuỳ thuộc vào từng thương hiệu. được biết nhiều nhà thầu xây dựng cho biết họ đang mua xm ở mức trung bình 80 – 82 ngàn đồng/bao nhưng đã được thông báo sẽ điều chỉnh giá trong một vài ngày tới.

mặc dù nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu clinker từ mức 5% xuống 0% nhưng giá clinker nhập khẩu đã tăng từ 42usd/tấn lên 48,5usd/tấn (giá fob tại thái lan) và việc giảm thuế chỉ là giải pháp tạm thời để kích thích các nhà sản xuất ngoài nước tăng lượng hàng xuất khẩu. tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu xm toàn cầu không vượt quá 10% tổng sản lượng và trong những năm gần đây các nhà lãnh đạo của các quốc gia đều nêu quan điểm sản xuất xm chỉ nhằm cân đối cung – cầu trong nước. trong khi đó thị trường xm việt nam chịu ảnh hưởng của yếu tố địa lý nên việc vận chuyển clinker từ phía bắc vào nam cũng tương đương giá nhập khẩu từ thái lan về. như vậy, trong suốt thời gian thực hiện chỉ đạo của chính phủ các dn sản xuất xm đã phải bù lỗ và trong điều kiện giá nhập khẩu clinker tăng cùng với trượt giá ngoại tệ thì việc các nhà sản xuất khu vực phía nam phải tăng giá bán là điều dễ hiểu bởi tình trạng giữ giá không thể kéo dài. trên thực tế dù các nhà máy không tăng giá bán thì chúng ta cũng chưa kiểm soát hết được giá đến tay người tiêu dùng. và như vậy, việc tăng giá của các nhà sản xuất khu vực phía nam là hợp lý và khả năng điều tiết thị trường sẽ cao hơn.

đại diện vicem cho biết, đến thời điểm này vicem vẫn chưa có quyết định điều chỉnh giá bán xm tại các nhà máy trực thuộc vicem. các cty xm ở khu vực phía bắc như hoàng thạch, hải phòng, bút sơn, bỉm sơn, tam điệp, hoàng mai vẫn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của chính phủ, của bộ xây dựng và vicem, tại các nhà máy này giá bán vẫn giữ nguyên như tháng 5 và đầu tuần tháng 6/2008. các nhà máy khu vực phía bắc vẫn ổn định sản xuất, sản lượng xm đủ cung cấp cho thị trường. xm chắc chắn sẽ phải tăng giá vì điều đó là hợp lý và cần thiết để cân đối cán cân cung – cầu. tuy nhiên, khi nào tăng, tăng như thế nào là hợp lý thì cần phải có lộ trình tăng giá nhất định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *